Phân tích bài ca dao “Chồng người đi ngược về xuôi. Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bài ca dao “Chồng người đi ngược về xuôi. Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

Bài làm

Ca dao tục ngữ là kho tàng dân gian phong phú của người dân Việt Nam. Nó phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của người nông dân lao động trong xã hội cũ. Những nỗi buồn chất chứa trong lòng không biết giải tỏa cùng ai được họ viết ra thông qua những câu ca dao để gửi gắm nỗi niềm vào trong đó.

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

Câu ca dao này thể hiện tâm trạng buồn chán, thất vọng xen lẫn sự xấu hổ tủi hơn của người vợ lấy được anh chồng lười biếng, yếu kém về mọi mặt.

Chồng người thì đi ngược về xuôi, thể hiện sự bận rộn trong công việc, lo toan mưu sinh cho cuộc sống gia đình, cho vợ con tất bật, đi ngược về xuôi, bận rộn, tất tả. Thể hiện việc “chồng người” thông minh tài giỏi bởi người xưa thường nói câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Việc chồng người ngược xuôi bôn ba thể hiện sự thông minh, tài tháo vát của những anh chồng hàng xóm.

Chồng em, thể hiện sự sở hữu chính chủ của người con gái với người con trai. “Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo” hành động ngồi bếp chỉ dành cho những người phụ nữ, thể hiện thiên chức bếp núc chợ búa cơm nước của người phụ nữ xưa. Nhưng anh chồng em lại thích ngồi trong bếp, làm công việc của phụ nữ.

Xem thêm:  Phân tích bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung- văn lớp 10

Võ Tòng xưa nổi tiếng là anh hùng đánh hổ, nhưng chồng em cũng làm đàn ông nhưng không thể ngược xuôi buôn bán, không có tài văn chương để ứng thi, thi đỗ khoa bảng, cũng chẳng giỏi võ để giết hổ như Võ Tòng mà chỉ có thể ngồi bếp để sờ đuôi con mèo. Một con vật hiền lành, thể hiện sự yếu đuối nhút nhát, lười biếng của người đàn ông có tên là “Chồng em”

Người vợ đau đớn khi phải than thở những câu nói thật não nề, thê lương nói lên hoàn cảnh bi thương ai oán của người phụ nữ khi lấy phải ông chồng lười biếng, hèn nhát lao động, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Trong bài ca dao này người đàn ông được phác họa lên thật hài hước, thật thảm hại biết nhường nào. Hành động sợ đuôi con mèo thể hiện anh ta là người lười biếng chỉ quanh quẩn xó bếp giống như con mèo lười suốt ngày thích ngồi cạnh bếp để sưởi cho ấm, không đi ra ngoài lao động, suy nghĩ tìm kế mưu sinh cho vợ con bớt khổ.

Những người đàn ông như vậy thường bị xã hội phê phán tẩy chay, như một hiện tượng xấu cần phải loại bỏ, bởi nam nhi chí ở bốn phương nếu người đàn ông suốt ngày quanh quẩn xó bếp thì sẽ chẳng làm nên sự nghiệp lớn và không thể trở thành trụ cột vững chắc cho gia đình.

Xem thêm:  Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy phản ánh bi kịch mất nước đồng thời cũng là một bi kịch tình yêu. Bằng việc phân tích tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Làm trai cho đáng nên trai,

Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.

Làm trai cho đáng nên trai,

Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.

Ăn nó rồi lại nằm khoèo,

Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Từ khóa từ Google

  • https://thegioivanmau com/phan-tich-bai-ca-dao-chong-nguoi-di-nguoc-ve-xuoi-chong-em-ngoi-bep-so-duoi-con-meo-van-lop-10

Bài viết liên quan