Phân tích bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bài Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

Bài làm

Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả La Quán Trung kể về cuộc chiến giữa ba nước Ngụy, Ngô và Thục.

Trích đoạn “Hồi trống Cổ Thành” nằm ở hồi thứ 28 của tác phẩm. Nội dung đoạn trích xoay quanh thời kỳ lúc mới dựng nước nhà Thục vẫn còn yếu, quân của Tào Tháo thì vô cùng mạnh lên cao như diều gặp gió. Vì thế, quân nhà Thục thua hết trận này tới trận khác.

Lưu Bị cùng với Đổng Thừa, Quan Công, Trương Phi lập mưu để đánh lại Tào Tháo nhưng mưu kế bị thất bại. Tào Tháo đã tìm cách để bắt được Lưu Bị cùng những người cùng chí hướng với họ Lưu. Không còn đường lui Lưu Bị chạy sang ở nhờ Viên Thiệu, Trương Phi thì ở tam Cổ Thành, Quan Công thì gặp nạn ở Thổ Sơn.

Trong lúc hoạn nạn không còn đường lui Quan Công đã đưa hai người vợ của Lưu Bị sang tá túc ở nhà Tào Tháo tạm hàng Táo Thào nhưng Quan Công cũng nói với Tào Tháo rằng nếu biết tin tức gì của Lưu Bị thì nhất định sẽ đi tìm Lưu Bị chứ không làm việc cho Tào Tháo.

Khi nghe tin rằng Lưu Bị đang ở vùng đất Viên Thiệu, ngay lập tức Quan Công dẫn hai bà chị dâu đi tìm chồng. Do muốn giữ Quan Công lại để chiêu mộ nhân tài nên Tào Tháo không cấp giấy qua biên ải cho Quan Công.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Ghét chuột” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quan Công muốn đi qua biên ải gặp lại Lưu Bị không còn con đường nào khác là phải chiến đấu tàn sát những người ngáng chân mình. Để đi qua biên ải Quan Công đã giết chết sáu tướng.

Đoạn trích kể về cuộc đấu đầu giữa hai người anh em Quan Công và Trương Phi ở Cổ Thành. Đây là một đoạn trích hay thể hiện khí thế anh dũng của Quan Công và Trương Phi.

Trong đoạn trích này thể hiện sự nóng nảy của Trương Phi khi nghe Lưu Bị kể do hiểu lầm tưởng Quan Công “ăn ở hai lòng” đã mang vợ con mình nộp cho Tào Tháo, nên Trương Phi khi gặp lại Quan Công vô cùng tức giận đùng đùng như lửa.

Trích đoạn này giàu kịch tính, không khí chiến đấu anh dũng, lối kể chuyện mạch lạc, thể hiện văn phong tinh tế sắc sảo của nhà văn La Quan Trung trong việc xây dựng tính cách nhân vật. Trong đó linh hồn của trích đoạn chính là hồi trống của Trương Phi, hồi trống thể hiện ra quân cũng là hồi trống thu quân.

Một hồi trống giải oan cho Quan Công. Anh em đoàn tụ. Với tính cách nóng nảy nhưng vô cùng ngay thẳng, trượng nghĩa của mình Trương Phi đã làm nên một trích đoạn vô cùng sâu sắc.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan