Trình bày sự hiểu biết của mình về ca dao dân ca Việt Nam- văn lớp 10


Đề bài: Trình bày sự hiểu biết của mình về ca dao dân ca Việt Nam

Bài làm

Ca dao dân ca Việt Nam là tiếng hát, tiếng lòng của người nông dân lao động trong thời xưa. Thông qua những câu ca dao, tục ngữ họ muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào trong đó.

Nó chính là linh hồn, tình cảm của những con người lao động muốn thể hiện đời sống tình cảm gia đình. Muốn răn dạy con cháu mai sau phải biết giữ gìn những truyền thống gắn bó bao đời, hiểu được tấm lòng cha mẹ đã nuôi dạy mình vất vả

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Những câu ca dao như những tâm tư, tình cảm của cha mẹ, của người xưa muốn nhắn gửi tới con cháu mình mai sau, phải biết trân trọng tình cảm, công ơn sinh thành mà cha mẹ đã dành cho mình.

Thông qua những câu ca dao này, ta thấy truyền thống tôn trọng gia đình, đề cao giá trị gia đình của người Việt Nam xưa.

Không chỉ thể hiện tình cảm gia đình, mà trong kho tàng dân gian Việt Nam. Ca dao, tục ngữ nói khá nhiều tới số phận của những người phụ nữ trong chế độ cũ. Những người con gái xưa không được quyết định số phận, hạnh phúc của mình.

Xem thêm:  Kể về một người thân của em (Ông bà, bố mẹ, anh chị...)

Họ luôn bị khống chế bởi những quy định, những thuần phong mỹ tục trói buộc đời họ. Khiến cho người phụ nữ xưa chịu nhiều cay đắng, bất hạnh.

Những tình cảm riêng tư, tình yêu lứa đôi là chuyện không thể nào có được với người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Một chế độ trọng nam, khinh nữ, chế độ đa thê mà người phụ nữ luôn chỉ là một cái bóng mờ nhạt sống bên cạnh chồng mình không có quyền quyết định.

Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”

Trong nỗi niềm tâm tư tình cảm của mình, người phụ nữ xưa không bao giờ có quyền lựa chọn hạnh phúc khi “tương tư”, nhớ thương ai, người con gái chỉ biết gửi vào trong những câu ca dao, rồi ngày đêm ra ngẩn vào ngơ, chờ mong, trông ngóng trong mòn mỏi, mà không biết người yêu của mình giờ phương nào. Có còn nhớ tới mối tình thanh mai trúc mã, tới người con gái vẫn ngày đêm nhớ mong, người đi sẽ quay về.

Trong nỗi tương tư đầy vơi của mình người con gái không thể nào, kìm nén được chỉ biết gửi vào những câu thơ, những câu ca dao mà thôi. Những câu ca dao như nói hộ nỗi lòng người con gái đang yêu

Xem thêm:  Em hãy viết thư cho một bạn ở xa, tả lại khu phố, bản làng, nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Bên cạnh đó, ca dao dân ca thể hiện những kinh nghiệm trồng trọt, cày cấy của người nhà nông, những trăn trở lo lắng khi mùa vụ tới. Những ước mong mưa thuận gió hòa cho cây lúa lớn nhanh, nặng hạt đều bông cho người nông dân không vất vả.

Những lo lắng đó cũng được người nông dân xưa gửi cả vào ca dao, dân ca tạo thành những bài ca dao truyền miệng cho tới thế hệ hôm nay không ai trong chúng ta là không thuộc

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yêu biển lặng mới yên tấm lòng”

Kho tàng ca dao dân ca của nước ta vô cùng phong phú nó thể hiện những tâm tư tình cảm của người nông dân Việt Nam trong những việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, phản ánh đời sống tâm hồn của người dân ta thời xưa. Với thể thơ lục bát, lối viết giản dị, gần gũi những bài ca dao, dân ca của người xưa vô cùng dễ đọc, dễ thuộc, nhắc nhở cho con cháu hôm nay những bài học làm người sâu sắc.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan