Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố – văn lớp 10
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
Bài làm
Ngô Tất Tố là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực những năm trước và sau cách mạng tháng 4/1945. Ông cùng thời với nhiều nhà văn lẫy lừng khác như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đã để lại cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm hay làm lay động trái tim người đọc.
Trong tác phẩm của ông thường chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Ông thường phản ánh số phận những người nông dân nghèo trong thời kỳ phong kiến phải chịu cảnh “Một cổ hai tròng”.
Tác phẩm Tắt đèn” là một tác phẩm điển hình phản ảnh hiện thực xã hội những năm trước và sau 1945. Khi nạn đói đang hoành hành tại Miền Bắc nước ta là chết 2 triệu người dân trên quê hương Việt Nam. Trong đó, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích vô cùng tiêu biểu thể hiện sự phản kháng của người nông dân trong cảnh khốn cùng. Nhân vật chị Dậu là một người nông dân khốn khổ, đại diện cho hàng triệu người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đó.
Đoạn trích được bắt đầu khi mùa sưu thuế đang lên tới cao trào. Người nông dân quanh năm khốn khổ, lo cái ăn đã vô cùng vất vả, lại mất mùa triền miên, nhưng sưu thuế của quan lại thì không ngừng tăng khiến họ bị rơi vào hoàn cảnh bế tắc, túng quẫn.
Mở đầu trích đoạn là cảnh anh Dậu bị ốm, do trước đó anh bị quan binh trói giải đi vì không có tiền nộp thuế thân. Chị Dậu người phụ nữ của gia đình này trở thành trụ cột đã chạy vạy khắp nơi rồi đem những thứ của cải trong nhà có thể bán được đều bán hết, như đàn chó để đủ tiền nộp cho chồng về.
Anh Dậu về được người xanh xao gầy mòn vì bị đánh đập quá dã man, chị Dậu gom hết gạo trong nhà để nấu cho anh một bát cháo loãng húp cầm hơi. Nhưng khi anh Dậu đang chuẩn bị đưa bát cháo loãng vào mồm thì bọn quan lại, binh linh xộc vào nhà hất tung bát cháo rơi bắn tung tóe, và lăm lăm gậy, dây chạc để trói anh mang đi. Nguyên nhân là nhà anh còn thiếu thuế thân của người em trai anh Dậu đã chết từ năm ngoái, nay anh Dậu phải đóng hộ nếu không sẽ không xong với họ.
Đến người chết mà họ cũng thu thuế, điều này phản ánh sự bóc lột một cách tàn nhẫn tới tận xương tủy, người nông dân nghèo khổ, khốn khó. Chị Dậu thương chồng thương chồng đau yếu, nên lúc đầu chị hạ mình cầu xin bọn lính “Cháu xin ông… cháu van ông…., ông tha cho nhà cháu...”
Trong những câu nói này ta thấy sự chịu đựng, sự nhún nhường, nhẫn nhịn của người nông dân thấp cổ bé họng trước bọn quyền hành, bọn bóc lột.
Nhưng toán lính không tha cho chồng chị, chúng còn định nhăm nhe nhảy vào trói anh Dậu. Lúc này chị Dậu mới xô chúng xa ra khỏi chồng mình và nói “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ“. Điều này thể hiện sự phản kháng của chị Dậu, con giun xéo mãi cũng quằn chị đã cầu xin, xuống nước với chúng nhưng bọn chúng không tha, thì chị không cần nữa. Trong ngôn ngữ chị đã thay đổi chị không cần phải hạ mình với bọn mặt người dạ thú này nữa. Bọn chúng làm gì có lương tri nên có xin chúng cũng không tha. Chị xưng “tôi” với bọn chúng cho thấy chị đang tự xếp mình ngang hàng với chúng, không hề sợ sệt hay lùi bước trước uy quyền.
Trước những câu nói của chị Dậu càng khiến cho bọn lính hăng máu chúng xông tới quyết bắt bằng được anh Dậu đi vì thái độ hỗn hào của chị Dậu lúc này chị Dậu thể hiện quyền lực của mình, chị như con thú bị thương sẵn sàng giơ nanh vuốt với bất kỳ ai để bảo vệ gia đình người thân của mình. Chi sẵng giọng “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem”
Sự cảnh cáo thị uy của chị Dậu không chỉ bằng lời nói mà chị còn xông tới đánh bọn tay sai, dúi đầu chúng đẩy xô ra cửa khiến bọn chúng ngã chỏng chơ ra đất. Chúng biết mình không thể thắng nổi người đàn bà lực điền, lại đang cơn điên nên đành lủi thủi kéo nhau ra về.
Sự phản kháng của chị Dậu là sự phản kháng tất yếu bởi ở đâu có áp bức bóc lột ở đó sẽ có chiến tranh, có sự chống trả, hành động này thể hiện sự căm phẫn uất hận tới tận cùng của người nông dân, khi không còn đường nào để sống nữa họ biết chỉ có vùng lên mới giải thoát được mình. Những hành động này chỉ là hành động nhất thời chưa có tổ chức, chưa có suy tính kỹ càng. Nên sẽ không tạo được kết quả như mong đợi.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố bởi nó đã phản ánh được thực trạng cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. Qua đây ta thấy được tấm lòng của tác giả, tinh thần nhân văn cao cả mà tác giả đã dành cho những nhân vật của mình.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu