Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”- văn lớp 10
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”
Bài làm
Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian nước ta. Nó phản ánh ước mơ, tâm tư tình cảm của những người nông dân thời xưa. Nó thường được viết theo thể thơ lục bát vô cùng dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.
Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một bài ca dao ít ỏi mà có tên tác giả sáng tác đó chính là Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ này được ông sáng tác đầu thế kỷ XX.
Cả bài thơ chỉ có bốn câu thể hiện sự tương tư nhớ thương của người con trai khi phải xa quê hương thân yêu của mình, họ nhớ tới món ăn truyền thống, nghèo nàn nhưng chứa chan tình cảm của những người thân thương nơi quê nhà. Nhớ người phụ nữ của đời mình, với hình ảnh quen thuộc, giản đi nhưng vô cùng đẹp. Hình ảnh người phụ nữ dãi nắng dầm sương.
Anh đi anh nhà quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trong hai câu đầu tiên này, tác giả thể hiện sự nhớ nhung, yêu thương của mình, với những món ăn dân quê, giản dị, mộc mạc nhưng chứa chan tình cảm.
Hình ảnh món canh rau muống, cà pháo chấm với tương bần, chính là những món ăn cổ truyền chỉ có ở Việt Nam không thể tìm thấy bất kỳ nước nào trên thế giới. Nó chính là một phần hồn cốt của dân tộc ta. Những món ăn truyền thống đặc trưng.
Người con trai khi đi xa nhà, mỗi buổi chiều về nhìn thấy những ánh đèn sáng lên bên những gia đình vợ chồng con cái quây quần bên nhau. Người con trai đó lại nhớ tới gia đình của mình, với những bữa cơm đạm bạc nhưng chứa nhiều tình cảm yêu thương. Nó thể hiện cho không khí gia đình, ấm cúng, dù nghèo nhưng luôn hạnh phúc đủ đầy về mặt tinh thần.
Nó thể hiện cho tấm lòng người đi xa dù có ở đâu thì tâm hồn họ vẫn hướng về quê nhà về những thứ bình dị, ấm áp tình nghĩa vợ chồng.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Trong hai câu thơ sau, người con trai đã chuyển hướng nỗi nhớ của mình sang người phụ nữ của đời mình. Anh nhớ hình dáng của người vợ tần tảo, sớm khuya trong chiếc áo nâu đã bạc màu vì thời gian, vì những công việc nặng nhọc mà người phụ nữ thường làm “dãi nắng dầm sương”.
Dù hình ảnh người vợ, hiện lên không phải là một cô thiếu nữ tuổi vừa đôi tám, trắng trong thuần khiết trong chiếc áo dài trắng đẹp tựa trăng rằm, mà chỉ là người phụ nữ nghèo khổ, sương nắng, dãi dầu, quần áo cũ kỹ. Nhưng lại vô cùng đẹp, cái đẹp được thoát lên từ trong tâm hồn người phụ nữ.
Cái đẹp của một người vợ lam lũ, chịu khó thương chồng thương con, mà không quản ngại nắng mưa chăm chỉ làm việc, tạo ra của cải vật chất để chồng yên tâm lên đường đi xa.
Hình ảnh người phụ nữ trở nên đẹp hơn, bởi trong tim người đàn ông, người con trai đi xa kia luôn có hình bóng họ. Luôn cảm thấy biết ơn sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ của mình.
Hình ảnh người con gái tát nước bên đường khi mùa vụ tới là một hình ảnh quen thuộc đối với người con gái nông thôn vùng Bắc Bộ gợi lên trong lòng người đọc nhiều cảm xúc thân thương, yêu mến về những vất vả mà người mẹ, người chị, người yêu của mình đã phải trải qua.
Bài ca dao chỉ có bốn câu thơ nhưng lại vô cùng đặc sắc khiến người đọc có thể ghi nhớ, thấm thía những tình cảm chứa chan kỷ niệm, gắn bó, với gia đình và người con gái của mình.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu