Phân tích văn bản Thái sư Trần Thủ Độ
Đề bài: Em hãy phân tích văn bản Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là vị thái sư nổi tiếng dưới đời nhà mình, ông đã có nhiều đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông cũng như quá trình xây dựng đất nước của nhà Trần. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã viết về Trần Thủ Độ, trong đó có thể kể đến tác giả Ngô Sĩ Liên trong tác phẩm đồ sộ Đại Việt sử kí toàn thư. Viết về nhân vật thái sư Trần Thủ Độ, tác giả Ngô Sĩ Liên không chỉ khai thác trên phương diện chính trị mà còn viết sâu về cuộc sống đời thời của vị thái sư nổi tiếng này.
Mở đầu bài viết, tác giả Ngô Sĩ Liên đã thông báo về cái chết của thái sư Trần Thủ Độ bằng thái độ kính trọng, nghiêm trang:
“Giáp Tí, năm thứ bảy
Mùa xuân, tháng giêng
Thái sư Trần Thủ Độ chết, truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương”
Qua cách thông báo của tác giả Ngô Sĩ Liên, ta có thể thấy được sự thương xót, kính trọng của tác giả đối với thái sư Trần Thủ Độ, trước sự ra đi của Trần Thủ Độ, không chỉ tác giả mà người dân ai nấy đều cảm thấy xót thương, tiếc nuối.
Để cho người đọc thấy được con người thực sự của thái sư Trần Thủ Độ, tác giả đã khéo léo lựa chọn bốn tình huống để làm nổi bật lên những phẩm chất, nhân cách đáng quý ở con người này. Qua những tình huống ấy, tác giả Ngô Sĩ Liên có thể vẽ ra được chân dung rõ nét của Thái sư trong cảm nhận của người đọc.
Khi có người đến vạch tội của thái sư Trần Thủ Độ trước nhà vua, ông đã không những không tức giận mà trách phạt kẻ đã tố cáo mình mà ngược lại còn thưởng lụa cho hắn ta.Qua đó ta có thể thấy được Trần Thủ Độ là một con người ngay thẳng, dám thừa nhận lỗi lầm của mình, không ghen ghét hay căm thù đối với những kẻ đã tố cáo mình với nhà vua.
Ở câu chuyện tiếp theo, tác giả Ngô Sĩ Liên đã hướng ngòi bút của mình đến câu chuyện gia đình của thái sư Trần Thủ Độ. Vợ của thái sư là Từ Linh Quốc Mẫu một lần đi qua cửa cấm nên bị quân lính ở đó ngăn lại không cho đi. Từ Linh Quốc Mẫu đã vô cùng tức giận nên khi về nhà đã mang câu chuyện ra kể với Trần Thủ Độ để trị tội tên lính gác cửa ấy.
Khi nghe kể xong, thái sư Trần Thủ Độ tỏ ra tức giận và sai người giải tên lính gác cửa kia đến, người lính gác cửa nghĩ mình sẽ cầm chắc cái chết vì dám đắc tội với vợ của Thái Sư. Thế nhưng mọi chuyện lại diễn ra hoàn toàn bất ngờ. Thái sư Trần Thủ Độ đã cho gọi anh ta đến để hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, bởi vậy mà không những không bị trách phạt mà còn được thưởng lụa vàng vì làm đúng chức trách của mình.
Qua câu chuyện chúng ta thấy được Trần Thủ Độ là một con người công tư phân minh, không thiên vị người nhà. Câu chuyên thứ ba là về một người dùng tiền để nhờ Trần Thủ Độ chạy cho một chức quan.
Khi vợ của Trần Thủ Độ xin chô một người họ hàng làm chức câu đương, tức một chức quan nhỏ chuyên làm công việc bắt và áp giải phạm nhân. Khi nghe Từ Linh Quốc Mẫu trình bày thì Trần Thủ Độ đã ngay lập tức đồng ý và mang giấy bút ra viết tên họ của người xin chức kia.
Trước hành động của Trần Thủ Độ, người đi xin chức kia đã nghĩ Thái sư cũng như bao vị quan tham ô khác, có tiền là có thể giải quyết được tất cả, đúng là “một người làm quan thì cả họ được nhờ”. Tuy nhiên câu nói sau đó của thái sư TRần Thủ Độ lại khiến cho người nọ khiếp sợ. Ông nói vì người này được Quốc mẫu đặc biệt nhờ cậy nên để phân biệt với người khác phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Qua câu chuyện này ta có thể thấy, Trần Thủ Độ vẫn chấp nhận yêu cầu của vợ, không muốn làm vợ phật lòng nhưng với chức trách và nhiệm vụ của mình ông phải răn đe với những hành động sai trái. Trần Thủ Độ là người luôn đặt lợi ích của triều đại lên trên hết, xử lí mọi việc hết sức công bằng,minh bạch,không có nửa điểm gian dối.
Câu chuyện cuối cùng đã thể hiện rõ nét con người ngay thẳng, công tư phân minh của Trần Thủ Độ, khi vua Trần có ý tiến cử anh trai của mình là An Quốc làm tướng quân cùng phụ trách việc triều chính với Trần Thủ Độ thì ông đã cật lực phản đối, ông sợ nếu hai an hem cùng làm chức lớn trong triều đình thì việc nước tất loạn.
Qua bốn câu chuyện trên, tác giả Ngô Sĩ Liên khéo léo dẫn dắt câu chuyện khiến cho người đọc luôn cảm thấy bất ngờ trước những giải quyết của thái sư Trần Thủ Độ. Những câu chuyện đều có mâu thuẫn căng thẳng nhưng rồi lại được giải quyết đầy bất ngờ, qua đó thể hiện được những phẩm chất đáng quý ở thái sư Trần Thủ Độ, đó là con người công tư phân minh, luôn đặt việc nước lên trên những tình cảm cá nhân.
Đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ đã thể hiện được chân dung rõ nét về con người và tính cách của Trần Thủ Độ, qua đó không chỉ thể hiện được bản lĩnh hơn người, phẩm chất thanh liêm của thái sư mà còn thể hiện được tài năng của Ngô Sĩ Liên trong việc khắc họa và xây dựng tình huống truyện.