Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”


Đề bài: Anh chị hãy phân tích và nêu cảm nghĩ về bài “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Ông là một vị quan đại triều có uy tín, tài năng, trí tuệ và còn là một nhà giáo mẫu mực của thời đại, ông để lại cho nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là tác phẩm tiêu biểu ông chính là Thân Nhân Trung. Trần Nhân Trung tự là Hậu Phủ quê ở Yên Dũng, Bắc Giang. Ông đỗ tiến sĩ làm quan dưới thời Hồng Đức, ông được vua Lê Thánh Tông tin dùng ban chức “Tao đàn phó nguyên súy”.

Bài “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) do Trần Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức. Bài kí này đã được khắc đá hiện tại vẫn còn ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Nó không chỉ dừng lại ở trong xã hội thời của Trần Nhân Trung mà bài này vẫn giữ nguyên giá trị của nó đến tận thời nay, tác phẩm nêu lên ý nghĩa và mục đích của việc dựng bia tiến sĩ. Muốn có thêm nhiều người hiền tài thì đầu tiên cần phải tôn vinh những người có công với đất nước, những người hiền tài, ghi công để khích lệ và động viên họ để họ tiếp tục phấn đấu.

Ở vào câu đầu tiên của tác phẩm “Tôi dẫu nông cạn vụng về nhưng đâu dám từ chối xin kính cẩn chấp tay cúi đầu mà làm bài kỉ” đã cho chúng ta thấy tài khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả cho chúng ta thấy sự khiêm tốn của người tài giỏi như ông. Tiếp ông khẳng định sự quan trọng của người hiền tại đối với đất nước “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” Rõ ràng là từ xưa chứ không chỉ thời nay ông cha ta đã từng quan niệm rằng nguyên khí quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc, đất nước. Câu trên cho ta thấy rất rõ tầm quan trọng của hiền tài đối với sự thịnh vượng, suy vong của quốc gia. Chỉ trong một câu mà chúng ta thấy ông sử dụng từ ngữ với kết cấu chặt chẽ, hợp lý rõ ràng đầy sức thuyết phục. Tác giả nói đến người hiền tài là chỉ những người có tài trí cao, hiểu biết rộng rãi, học một hiểu mười và có đạo đức. Người hiền tài dồi dào thì đất nước hung thịnh, còn người hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu, suy tàn. Câu này ý tưởng sâu sắc, ngôn từ trang nhã, sử dụng cả phép đối của thể văn biền ngẫu thể hiện sự đối lập giữa nguyên khí mạnh và nguyên khí suy. Câu này có ý nghĩa đến từ xưa tới nay vẫn có những nhà sử học nhắc lại, càng đọc suy ngẫm càng thấy đúng Nguyễn Trãi có câu “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu” như câu nói của Nguyễn Trãi ta sẽ thấy vận nước khó khăn, yếu hèn. Nếu hiền tài mà xuất hiện như hoa mùa xuân thì quốc gia cường thịnh phát triển. Sử dụng nghệ thuật đối trong câu văn biền ngẫu Thân Trung Nhân đã làm nổi bật lên sự quan trọng của hiền tài đối với đất nước.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về truyện “Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng”

Có một câu danh ngôn của N.Mandela rằng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới” đúng như vậy Thân Nhân Trung tiếp theo ông nói về sự quan tâm đào tạo nhân tài là chính sách hàng đầu, quan tâm đặc biệt trên hết: “Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí” làm việc đầu tiên. Hồi đó triều đình nhà Lê từ năm 1439 trở đi đã bắt đầu có sự quan tâm và quý trọng các kẻ sĩ như là “đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”; “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Vân hỉ”. Sau mỗi lần thi được nhiều tiến sĩ, trạng nguyên “triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến việc cao nhất”. Đặt ra các lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, thưởng vàng bạc lụa là,… và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt chức danh cao. Bằng lối hành văn súc tích, ngắn gọn mà lập luận chặt chẽ tác giả đã nêu bật được vai trò của các bậc hiền tài. Nhưng tác giả vẫn chưa hài lòng về sự đãi ngộ của triều đình dành cho các bậc hiền tài, coi sư đãi ngộ như vậy là chưa đủ, sự đãi ngộ của triều đình như vậy vẫn chưa thỏa đáng với công lao của hiền tài cống hiến cho đất nước. Tác giả nêu rằng cần phải khắc tên lên bia đá cho hiền tài để tên tuổi và công danh của họ được lưu mãi đến đời sau để muôn đời sau còn biết đến và ghi nhớ công ơn và cũng để cho xứng với công lao cống hiến của hiền tài đối với dân tộc đất nước. Điều đó cũng là để khích lệ, động viên nhân tài ở khắp nơi trên đất nước cố gắng trở thành những người hiền tài và cho thấy sự đãi ngộ, sự trọng dụng nhân tài của triều đình để nhân tài cống hiến hết sức mình vì vua vì nước vì dân, xây dựng đất nước mở mang bờ cõi. “Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa hiền quan khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn đấu hâm mộ rèn luyện danh tiết ráng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu”. Trách nhiệm nghĩa vụ của “kẻ sĩ chống trường ốc lều tranh” phải như thế nào? Phải “tự trọng tấm thân” rèn đức rèn tài, cần phải ra sức báo đáp ân đức của triều đình.

Xem thêm:  Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: “Dòng suối... Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ bản thân, em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương, đất nước

Sau đó Thân Nhân Trung đã nghiêm khắc chỉ trích “những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác”. Ông thật là một người tài trí không chỉ khen và ca ngợi những người hiền tài mà ông còn phê phán lên án những kẻ không cống hiến cho đất nước mà chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, những kẻ đó là những kẻ tham lam chỉ làm cho đất nước ngày càng lắm tệ nạn cần phải có biện pháp xử lí.

Ở vào cuối bài văn, Thân Nhân Trung ông đã khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia một lần nữa “có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được”, lại tiếp nói lên lợi ích to lớn và tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu: “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. Tác giả đã sử dụng phép lối liệt kê trùng điệp, đối lập kết hợp với giọng văn trang trọng lối nói mạch lạc rõ ràng làm cho người đọc dễ hiểu thấy được tác dụng của việc khắc bia mộ là hết sức cần thiết. Hiền tài cảu nước ta không quá nhiều, không hiếm như là lá vàng mùa thu nhưng để những người bình thường cố gắng để trở thành người hiền tài thì triều đình cần phải có những chính sách hiệu quả phù hợp để đào tạo ra người tài, có thêm nhiều chính sách khác để khích lệ, động viên. Nhưng quan trọng hơn cả là tấm bia đá sẽ là lời nhắc nhở, cũng như động viên các bậc hiền tài có trách nhiệm, ý thức đối với sự hưng thịnh suy vong của đất nước.

Xem thêm:  Học sinh cần rèn luyện những kỹ năng nào trong những kỹ năng của thế kỷ 21

Qua tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung ta thấy được nền văn hiến của dân tộc, biết được vai trò quan trọng của bậc hiền tài và cách trọng dụng nhân tài có ý nghĩa to lớn đối với sự hưng vong của đất nước và việc lập bia tiến sĩ là việc không thể không làm. Kết cấu đầu cuối như là một dòng thời gian có sự tương ứng logic phần trước làm tiền đề cho phần sau như mở đầu tác phẩm, tác giả khẳng định vị trí vai trò quan trọng của bậc hiền tài “hiền tài là nguyên khí quốc gia” hiền tài chính là thể hiện sự hưng vong của đất nước bất kể ở thời đại nào, phần tiếp theo ông nêu ra tác dụng của việc lập bia tiến sĩ và ý nghĩ sâu sa của nó với lập luận chặt chẽ ngôn ngữ phong phú, sử dụng các phép đối, liệt kê,.. thuyết phục người đọc và người hiền tài cố gắng để vận nước hưng thịnh dài lâu. Đoạn kết của tác phẩm tác giả muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc lập bia tiến sĩ để các thế hệ sau ghi nhớ công lao mà thế hệ trước đã cống hiến và còn để các bậc hiền tài tận trung xây dựng đất nước, không chỉ có thế còn nêu bật được ngụ ý của tác giả là muốn răn đe những kẻ có ý đồ xấu lấy đó là gương để thay đổi.

Bài viết của Thân Nhân Trung không chỉ có ý nghĩa đối với thời nhà Lê mà còn ý nghĩ đến tận bây giờ, luôn đúng qua mọi thời đại “hiền tài là nguyên khí quốc gia” bài viết của ông như một lời tác động làm thức tỉnh thế hệ trẻ cần cố gắng hơn nữa xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Và cần phải quan tâm hơn nữa đến giáo dục phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Bài viết liên quan