Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi -văn lớp 10


Đề bài: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Nguyễn Trãi là một nhà thơ, một nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc ta. Trong sự nghiệp của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang lớn trong lịch sử dân tộc và có giá trị lưu truyền cho con trong mai sa

Tác phẩm “Bình ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi được xem là một thành công lớn của ông. Nó được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của đất nước ta sau bài “Nam quốc Sơn Hà” của tác giả Lý Thường Kiệt.

Bài thơ hùng hồn, lời thơ thể hiện khí chất anh dũng, sự run sợ, của giặc cũng như sự nhân đạo, tư tưởng nhân nghĩa của con người nước ta dành cho kẻ thù của mình. Người dân Việt Nam chúng ta từ thời xưa đã có tấm lòng thương người, quảng đại và dễ tha thứ nên việc chúng ta có tư tưởng tha cho kẻ thù bại trận không chỉ xuất hiện ở thời kỳ của Nguyễn Trãi sống mà ở bất kỳ thời nào cũng có. Tuy nhiên trong bài thơ ” Bình ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi thì nó xuất hiện mạnh mẽ và đậm nét hơn

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Việc nhân nghĩa là việc nên làm, để người dân không cảm thấy cảnh “máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm”. Bởi bất kỳ một người lính nào khi ra trận đều có những người thân, người mẹ người vợ, con thơ đang chờ nơi quê nhà. Dù là quân ta hay quân địch thì cũng là những sinh mệnh con người như nhau cả thôi, khi họ đã bại trận biết sai và sửa sai thì chúng ta cũng nên cho họ những cơ hội để được bình an trở về quê nhà.

Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất

Hành động nhân nghĩa này cũng làm an lòng dân, khiến người dân cảm thấy được tấm lòng bác ái của những nhà cầm quyền lãnh đạo đất nước. Một khi người dân đã tin yêu, thì việc gì cũng sẽ dễ thành công hơn, nếu không được lòng dân thì trăm bề khó sử, đất nước sẽ có bạo loạn, dân chúng không phục sẽ dẫn tới những hành động chống đối, nổi loạn. Một đất nước mà lòng dân không yên tất sẽ có biến.

Qua những câu thơ đầu này người đọc có thể cảm nhận được rằng Nguyễn Trãi đã có tầm nhìn chiến lược vô cùng chuẩn xác. Ông coi trọng dân chúng lấy dân chúng là trụ cột, gốc rễ của đất nước đó là một điều vô cùng chuẩn xác và chí lý. Bởi đúng như Bác Hồ chúng ta cũng từng nói rằng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Còn Nguyễn Trãi thì luôn có tâm niệm rằng “đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân

Tác giả coi những hành động tàn bạo, dã man của những nước chư hầu cuối cùng cũng bị quả báo đích đáng. Ông không hề có tư tưởng thỏa hiệp với kẻ thù mà phải dùng sức dân, khi dân bằng lòng thì mọi thứ sẽ thành công.

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo

Trong hai câu thơ tiếp theo này việc nhân nghĩa, tư tưởng nhân đạo của tác giả được thể hiện rõ nét hơn. Bởi trong bất kỳ một thời kỳ nào thì việc nhân nghĩa luôn luôn làm thức tỉnh tâm hồn con người, làm con người ta rời xa cái xấu, không còn bóng tối trong tâm hồn. Mà con người đó sẽ hướng thiện hơn.

Xem thêm:  Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu gì về ý nghĩa câu nói trên. Hãy giải thích

Chính vì vậy tác giả tâm niệm lấy chí nhân để thay cho sự hung tàn, giết hại. Cho kẻ thù một cơ hội thấy rõ lỗi lầm của mình mà sửa sai còn nếu như giết chết họ thì quá dễ dàng cho họ, bởi họ không nhận thấy hành động việc làm sai lầm của mình.

Tác giả Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta bằng những lời thơ hùng hồn, thể hiện khí thế oanh liệt, hào sảng

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một nên”

Nền văn hiến 4000 năm của dân tộc ta được trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước ta từ khi thành lập tới nay đã có nhiều mất mát, chiến tranh biết bao nhiêu máu xương, da thịt của những người con đất Việt đã đổ xuống để gìn giữ mảnh đất quê hương thân yêu này. Biết bao nhiêu đời vua chúa đã gây dựng cho nền độc lập đáng tự hào.

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong”

Trong những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, phần lớn đều nhờ vào sự đoàn kết tạo ra sức mạnh to lớn để đánh tan kẻ thù xâm lược. Nước ta là một đất nước nổi tiếng với truyền thống lấy dân làm gốc, đoàn kết toàn dân chính là sức mạnh của cả dân tộc. Nên trong những câu thơ này tác giả Nguyễn Trãi đã nhắc lại điều đó nhằm nhấn mạnh việc Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh to lớn tạo nên chiến thắng lẫy lừng.

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn giải thích tại sao trong văn bản “Mẹ tôi” của A - mi - xi người bố không nhắc nhở En - ri - cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư

Và cũng chính nhờ tư tưởng nhân nghĩa, biết lấy dân làm gốc mà quân ta đã chiến thắng kẻ thù lớn mạnh, khiến chúng vào đầu hàng quy phục

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Nhờ sự nhân nghĩa, lấy dân làm trọng, kẻ thù được tiêu diệt và trao trả về quê hương mà đất nước ta từ nay bền vững, bình yên sạch bóng quân thù.

Giang sơn ta từ nay bước vào một giai đoạn lịch sử mới, lấy nhân nghĩa, lấy nhân dân là gốc rễ. Xây dựng một cuộc sống mới vẻ vang, bình yên. Một cuộc sống mà thật sự người dân sẽ nắm quyền làm chủ, điều hành vận mệnh dân tộc bằng tinh thần đoàn kết để tạo ra sức mạnh to lớn.

Bài “Bình ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi dù trải qua nhiều thời gian nhưng vẫn có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn, những lời nói đầy chí lý, nhân nghĩa của tác giả cho đến đời nay con cháu vẫn phải nghe theo.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan