Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám


Đề bài: Em hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để thấy được cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội

Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện đã quá quen thuộc đối với nhận thức của con người.Thông qua câu chuyện về cuộc đời của cô Tấm, chúng ta không chỉ thấy được hành trình để đạt được hạnh phúc vô cùng gian nan, thử thách mà qua đó ta còn thấy được cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.

Trong truyện cổ tích Tấm Cám gồm hai tuyến nhân vật, nhân vật chính diện, đại diện cho cái tốt, cái thiện là Tấm. Tuyến nhân vật phản diện, là hiện thân của cái xấu xa, độc ác có mụ dì ghẻ và Cám. Truyện cổ tích Tấm Cám không đơn thuần là câu chuyện được dùng để giải trí, mua vui mà bên trong đó chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn lao, đó chính là khát vọng công lí, niềm tin mãnh liệt của nhân dân về cái thiện trước cái ác.

Tấm là mồ côi mẹ từ sớm, sau đó cha cũng qua đời, Tấm phải sống chung với Dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ. Tấm bị mẹ con Cám đối xử bất công và phải chịu nhiều khổ cực. Câu chuyện cũng phản ánh được mâu thuẫn trong gia đình từ xưa đến nay, đó chính là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng. Bàn về vấn đề này, ca dao xưa cũng có câu:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Văn lớp 8

“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng”

Khi còn sống với mẹ con Cám,. Tấm đã chịu rất nhiều khổ cực, bất công, trong khi Tấm phải làm việc quần quật ngày đêm thì Cám lại được mẹ cưng chiều, dung túng. Sự bất công, dung túng của mụ dì ghẻ được thể hiện trực tiếp trong chi tiết hai chị em Tấm, Cám đi bắt tép, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ tép nhưng cuối cùng nhờ sự xảo trá của mình là nhận được phần thưởng là chiếc yếm đào.

Không chỉ bắt Tấm làm đủ mọi việc trong gia đình mà mẹ con Cám còn muốn cắt đứt mọi sự liên hệ của Tấm với thế giới bên ngoài, dù là một con cá Bông nhỏ nhoi,người bạn duy nhất để Tấm có thể giãi bày được những tình cảm thì mẹ con Cám cũng nhẫn tâm làm thịt. Khi nhà vua mở lễ hội, mẹ con Cám xúng xính quần áo đi xem nhưng trước yêu cầu được đi xem của Tấm thì mẹ con Cám nhẫn tâm gạt phắt đi, thậm chí sự nhẫn tâm ấy còn thể hiện trong hành động ngăn cản quyết liệt: trộn gạo với thóc và bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo mới được đi xem.

Trước những hành động nhẫn tâm, vô tình của mẹ con Cám,Tấm quá đau khổ, bất lực mà chỉ biết khóc. Như vậy, qua hành động cam chịu, không dám phản kháng của Tấm ta có thể thấy ban đầu cái Thiện bị cái ác lấn lướt, đè nén nhưng lại chưa có những dấu hiệu của sự vùng lên đấu tranh, qua đó cũng thể hiện được tư tưởng dĩ hòa vi quý của nhân dân ta.

Xem thêm:  Tả về một loài chim mà em yêu quý - Văn mẫu lớp 4

Tuy nhiên, trước những sự chèn ép vô lí, quá đáng thì đến một giới hạn nào đó thì cái thiện sẽ vùng lên. Vì ngôi vị hoàng hậu mà mẹ con Cám đã âm mưu giết hại Tấm, không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Tuy nhiên, trước những âm mưu xấu xa, hành động tàn nhẫn của mẹ con Cám thì Tấm đã không chịu nhẫn nhục như trước nữa mà đã có sự phản kháng mạnh mẽ.

Sự phản kháng đầu tiên được thể hiện qua lời cảnh cáo của Tấm đối với Cám:

“Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào

Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”

Đây là lời nhắc nhở, cảnh cáo đầu tiên của Tấm đối với hành động vô nhân tính của mẹ con cám. Tuy nhiên, lúc này Tấm dù bị mẹ con Cám giết hại nhưng lại không hề có những oán thù, đơn giản lời nhắc nhở của Tấm chỉ là lời quan tâm đến người chồng của mình. Tuy nhiên,khi bị mẹ con Cám giết hại lần thứ hai thì Tấm không chấp nhận nhường nhịn,cam chịu nữa mà đã có những hành động tự giành lấy hạnh phúc cho mình. Tấm hóa thân thành cây xoan đào, ngày ngày ở bên, che bóng mát cho nhà vua. Đến đây, Tấm đã có ý thức về mâu thuẫn với mẹ con Cám cũng như ý thức được về hạnh phúc của mình.

Không còn là những lời nhắc nhở mà Tấm đã chủ động tìm đến mẹ con Cám để răn đe:

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về câu nói: Khiêm tốn thật thà dũng cảm văn 10

“Kẽo cà kẽo kẹt

Lấy tranh chồng chị,chị khoét mắt ra”

Lần hóa thân cuối cùng của Tấm trong thân phận của con người đã thể hiện được sự quyết tâm đấu tranh đến cùng với cái ác, giành lại hạnh phúc cho mình. Chiến thắng của cái thiện trước cái ác cũng đã thể hiện được những quan điểm của nhân dân ta về sự tất thắng của cái thiện, về cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cái ác.

Thông qua câu chuyện Tấm Cám, các tác giả dân gian đã rất khéo léo khi thể hiện được mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn xã hội cũng như mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Qua đó cũng thể hiện được quan điểm “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.

Bài viết liên quan