Phân tích những, nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiển trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải


Phân tích những, nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiển trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Gợi ý

Là người Hà Nội, hẳn ai cũng biết câu ca dao:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Đây là câu ca dao ca ngợi về người Hà Nội. vẻ đẹp của người Hà Nội đã trở thành đề tài để các nhà văn, nhà thơ ca ngợi. Và Nguyễn Khải cũng là nhà văn viết nhiều về Hà Nội. ông có tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi (1990) để thể hiện cách cảm nhận, suy nghĩ về Hà Nội. Tập truyện thể hiện những thay đổi trong cách viết của Nguyễn Khải sau năm 1975. Nếu trước năm 1975, ông hướng ngòi bút vào sự kiện chính trị của đất nước đem lại sự đổi thay cho con người thì sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề chính trị – xã hội có tính thời sự, đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Một người Hà Nội với hình ảnh cô Hiền là một trong những tác phẩm như thế. Tác phẩm là sự phát hiện độc đáo, hấp dẫn vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước nói chung, chất kinh kì qua nhân vật bà Hiền cụ thể, sống động nói riêng. Nhân vật bà Hiền nổi bật ở bản lĩnh cá nhân, ở khả năng tự ý thức, có nhân cách, vừa thuộc loại người mà nhà văn say mê, vừa tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Hà Nội.

Trước hết, nét đẹp của nhân vật bà Hiền là ở những suy nghĩ hết sức bình dị nhưng lại rất khôn ngoan và thẳng thắn. Trước niềm vui thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, bà nhận xét: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ? Bà thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm của mình trước mọi hiện tượng đang diễn ra xung quanh. Theo bà, sau hòa bình lặp lại thì chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở. Đặc biệt, suy nghĩ của bà Hiền cũng khôn hơn các bà bạn của cô và cũng thức thời hơn chồng. Bà có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê. Sau ngày hòa bình, năm 1956, bà bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn mới ở kháng chiến về, mặc dù nhà này là do chồng bà mua được nhờ viết sách giáo khoa Tiểu học. Đồng thời, bà cho anh bếp về quê, chỉ giữ lại chị vú, mặc dù vợ chồng anh bếp giúp gia đình bà như người trong họ.

Bà Hiền suy nghĩ rất thực tế, suy tính mọi việc trước sau rất khôn khéo chứ không hề lãng mạn, viển vông, đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Thời con gái, bà là người có nhan sắc, yêu văn chương, giao du nhiều với giới văn nhân, nghệ sĩ, quan chức,… nhưng khi chọn bạn trăm năm thì bà lại chọn ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Sự lựa chọn của bà chứng tỏ bà không ham danh, không cơ hội, không tính toán,… thể hiện thái độ nghiêm túc với hôn nhân, đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên hết. Ông giáo là một mẫu người hiền lành, có trí thức, rất thích hợp để làm chồng. Sau khi lấy chồng, bà sinh năm đứa con, đến đứa con út, bà nói với chồng: từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào anh chị. Quan điểm này của bà cũng khác lạ, khi mà thời đó người ta quan niệm một con một của ai từ. Quyết định này rất sáng suốt vì nó xuất phát từ trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ – cha mẹ không chỉ sinh con ra mà quan trọng hơn là cho con một nhân cách, chuẩn bị cho con một tương lai không bị lệ thuộc, có thể sống tự lập trên chính đôi chân của mình. Còn trong việc quản lí gia đình, bà luôn là người chủ động, tự tin vì bà hiểu rõ vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ. Khi phê bình thói bắt nạt vợ quá đáng của người cháu, bà bảo: người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cùng chả ra sao. Quan niệm này nói lên quyền bình đẳng nam nữ, nó xuất phát từ thiên chức của người phụ nữ – đây là một chân lí giản dị, tự nhiên.

Xem thêm:  Viết một bài văn (hoặc đoạn văn) nghị luặn có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống (ví dụ ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, gia đình trong thời hiện đại, ...)

Trong suy nghĩ của mình, bà Hiền luôn đề cao lòng tự trọng và coi đó là nguyên tắc hành xử cao nhất của mỗi con người. Lòng tự trọng không cho phép sống tùy tiện, buông tuồng: bà bảo ban, dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm giá, giá trị của người Hà Nội. Bà dạy từ những việc nhỏ nhất như khi ngồi vào bàn ăn cần chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn; đến cái lớn là quan niệm sống, lẽ sống: chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng […] Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy. Suy nghĩ như vậy vì bà luôn ý thức các con là những người dân thủ đô – mảnh đất ngàn năm văn hiến, lối dạy bảo ấy là một lối dạy bảo của một bà mẹ rất tinh tế, khôn ngoan và thấu hiểu lẽ đời, thấu hiểu cuộc sống. Bên cạnh đó thì lòng tự trọng còn không cho phép sống hèn nhát, ích kỉ. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, bà vô cùng thương con, lo cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng được vui, buồn, lo âu như những bà mẹ Việt Nam khác. Trước việc đứa con đầu lòng tình nguyện đi đánh Mĩ, bà nói: tao đau đớn mà bằng lòng. Trong văn học thời chiến tranh của ta hình như chưa một bà mẹ nào phát biểu như thế. Nguyễn Khải đã rất sâu sắc khi để cho nhân vật công khai đối thoại với những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa ái quốc. Người đọc nào yêu chuộng sự trung thực sẽ rất cảm động vì tin vào cuộc đấu tranh nội tâm – dù chỉ được hé mở qua một câu nói – chắc chắn nhiều giằng xé mà người mẹ – người công dân như bà Hiền phải trải qua. Bà mẹ nào có thể vui khi đứa con mình phải vào chỗ nguy hiểm, nhưng bà hiểu con vì nó dám đi cũng là biết tự trọng. Bà không che giấu niềm kiêu hãnh: tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Với việc đứa con thứ hai, bà vẫn ứng xử trên nguyên tắc tự trọng và niềm kiêu hãnh như vậy vì theo bà, ngăn cản con là bảo nó tìm đường sống để các bạn phải chết, cũng là một cách giết chết nó. Bà đặt danh dự cao hơn sự sống, mất danh dự tức là chết về tinh thần, nhân phẩm. Có lòng tự trọng thì sẽ có lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, và như vậy thì mới có thể tồn tại trong mọi hoàn cảnh, kể cả thời bình lẫn thời chiến. Với những người như bà Hiền, lòng yêu nước cũng là một nhu cầu tự nhiên, xa lạ với những gì ồn ào, giả tạo.

Bà Hiền luôn tin tưởng vào vẻ đẹp trường tồn, bất diệt trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hóa Hà Nội: mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Bà là một người rất yêu Hà Nội, thiết tha với những công việc bảo tồn, nuôi dưỡng những nét đẹp văn hóa của Hà Nội trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay. Trong thời kì đổi mới, Hà Nội vẫn yên bình đẹp đẽ, vững chãi trước bao sóng gió của cuộc đời và vẫn giữ được nét thanh lịch, sang trọng trong cuộc sống hiện đại chính là nhờ những con người như bà Hiền. Nơi tiếp khách – bộ mặt văn hóa của gia đình bà Hiền là ở cái phòng khách sang trọng, lịch lãm mấy chục năm không hề thay đổi. Đó là nơi lưu giữ những đồ cổ, nhưng chủ nhân của nó vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Không pha trộn nghĩa là chống lại mọi sự pha tạp, khẳng định sức sống của giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội và niềm thiết tha giữ gìn chúng cho hôm nay và ngày mai. Hàng ngày, bà vẫn làm mới những bậu vật quý giá bằng thái độ trân trọng, nâng niu, vì thế đồ cổ nhưng thật sang trọng, quý phái trong ngôi nhà ấm áp không khí Hà Nội, nhất là khi Tết về, khi mà bà đang lau chùi bát cổ để cắm hoa thủy tiên. Bà Hiền đã hòa mình vào tiết trời Hà Nội khi trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ấm áo chứ không làm ướt,. Điều này thể hiện cái duyên riêng của Hà Nội, nét quyến rũ của Hà Nội, khiến người xa mảnh đất này phải kêu thầm: thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội. Đấy là một Hà Nội phong lưu, thanh lịch từ trong tâm tư sâu kín mà nếu không phải người từng sống gắn bó với nó, mang dòng máu của nó thì không thể hiểu được, không thể đồng cảm được.

Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân văn cao cả của truyện ngắn "Một con người ra đời" của Gorky

Trước những lời nhận xét không mấy vui vẻ của người cháu về một Hà Nội đang giàu lên, vui hơn nhưng chỉ là phần xác thì bà Hiền không bình luận một lời nào mà chỉ kể lại cho cháu nghe chuyện cây si cổ thụ sau đền Ngọc Sơn bị bão quật đổ, một phần bộ rễ bật chổng ngược lên trời, tưởng là chết đứt mà vẫn sống nhờ sự nỗ lực của cả thành phố. Hình ảnh cây si là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội. Cây si có thể bị bão đánh đổ – đó là quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, nhưng dù bị bật một phần bộ rễ thì nó vẫn hồi sinh, vẫn trổ cành xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người. Sức sống của con người Hà Nội cũng vậy: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng Hà Nội vẫn sẽ là Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử. Chi tiết nghệ thuật này còn là bằng chứng cho thấy người Hà Nội hôm nay không chỉ trân trọng vật chất mà còn quan tâm đến đời sống văn hóa, tâm linh. Hà Nội thời nào nó cũng đẹp khi con người biết quan tâm đến vẻ đẹp văn hóa và lúc đó họ sẽ gặp lại các giá trị truyền thống.

Sau chiến thắng, bà Hiền hòa đồng rất nhanh với cuộc sống mới không chỉ ở những suy nghĩ mà còn ở những việc làm cụ thể của mình. Có một chi tiết nhỏ tưởng như bình thường mà thật đắt giá: thấy cậu con trai xưng hô không hợp quan hệ gia đình (gọi anh là đồng chí) thì bà cau mặt gắt: phải gọi là anh Khải, hiểu chưa? Nhưng khi chồng bà cũng phạm chính lỗi đó thì bà chỉ thở dài, quay người đi. Một người vợ biết tôn trọng chồng là biết nhượng bộ, nhường nhịn đúng lúc. Có lẽ, bà buồn vì thời chiến tranh đã qua nhưng cách ứng xử của người lính đã ăn quá sâu vào trong nếp sống của người dân, và điều đó phải dần được thay đổi vì đây là thời bình, là thời xây dựng cuộc sống mới. Ở thời kì mới này, mặc dù bà Hiền có bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản nhưng bà không phải học tập, cải tạo vì bà không bóc lột ai cả. Bà mơ cửa hàng bán đồ lưu niệm, tự tay làm ra sản phẩm, hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, nhưng chịu thuế rất nhẹ, chỉ có một mình cô làm, các con thì chạy mua vật liệu. Bà không đồng tình cho mua máy in và thuê thợ làm vì bà xuất phát từ một ý tưởng cao đẹp – muốn góp phần vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh, để xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng sự lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ, khi đất nước đang cần người trai trẻ, bà sẵn sàng cho con ra trận vì bà muốn sống bình đẳng như những người mẹ khác, không muốn vui vẻ. Những vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại được nói đến rất thật, rất cảm động trong cách ứng xứ của bà Hiền khi lần lượt để hai đứa con trai nhập ngũ cùng hàng trăm người

Xem thêm:  Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà... con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên"

Hà Nội khác. Tình yêu nước của bà điềm tĩnh, kín đáo mà không kém phần sâu sắc. Nhưng sự hi sinh đó không dễ dàng, không nhẹ nhàng như nhiều nhà văn vẫn hô hào mà rất thật, rất nhân văn, rất tự nhiên như chính bản chất tốt đẹp của một người Hà Nội như bà. Không cần nói nhiều đến những con người ra trận, cách ứng xử của người mẹ ấy cũng đủ cho chúng ta thấy sức lan tỏa của thế hệ đi trước vào các thế hệ người Hà Nội sau này. Ngay cả sự hi sinh cũng được nói đến một cách nhẹ nhàng nhưng đau đớn, thể hiện được sự giằng xé rất đời thường mà cũng rất lớn lao của người mẹ. Sự thật về mất mát trong chiến tranh được nói thật sâu sắc trong nỗi đau của những người may mắn sông sót: 660 trai trẻ Hà thành ra đi vậy mà chỉ còn hơn bốn mươi người trở về, sự mất mát là quá lớn. Vậy nên, lôi sống xô bồ phức tạp của Hà Nội ngày nay, lối sống vô tình với văn hóa Hà Nội thật sự là tội lỗi đối với quá khứ.

Đúng như Nguyễn Khải từng nói: nếp sống tốt đẹp của cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc sống ồ ạt của hiện tại. Hà Nội không chỉ tồn tại trong vẻ đẹp vàng son của quá khứ mà thời nào nó cũng đẹp. Hiện lên đó là hình ảnh bà Hiền – gợi lên những nét đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội. Qua suy nghĩ và việc làm của bà, ta thấy nổi lên hình ảnh một con người Hà Nội bình thường nhưng rất đáng trân trọng, nổi lên bản lĩnh của một con người song hành cùng chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước, mà nói như Nguyễn Khải, bà Hiền là một hạt bụi vàng của đất kinh kì, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa chung của cộng đồng. Những người Hà Nội như bà đã là những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, tất cả đang bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội – Hà Nội linh thiêng hào hoa, Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hình ảnh này còn thể hiện niềm tin, niềm lạc quan, tự hào về một Hà Nội trong tương lai, về văn hóa Hà Nội trong xã hội hiện đại. Trong cái bộn bề của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn thật sang trọng, lịch lãm, mang nét đẹp cổ kính.

Một người Hà Nội có cốt truyện được nới lỏng, ít sự kiện, biến cố nhưng được kết cấu thành nhiều tình huống nhận thức. Sau mỗi lần gặp gỡ, người kể chuyện lại có thêm một phát hiện mới, một nhận thức về bà Hiền, để cuối cùng người đọc tự hoàn chỉnh chân dung người phụ nữ Hà Nội ấy. Thấp thoáng sau những dòng chữ là nhân vật tôi – đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào chặng đường lịch sử của dân tộc. Ẩn sau trong giọng điệu vừa đùa vui, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc – một người yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh, luôn tạo quan hệ bình đẳng, cởi mở với bạn đọc mà vẫn luôn khẳng định được giá trị kinh nghiệm cá nhân. Qua hình tượng người kể chuyện, hiển hiện một Nguyễn Khải có nhu cầu tự vấn, tự nhận thức lại về nhiều vấn đề tưởng đã là chân lí. Cảm hứng triết luận nghiêm túc không hoàn toàn lấn át cảm hứng tự trào – đó là cái duyên riêng của tác giả Một người Hà Nội.

Thegioivanmau.com

Bài viết liên quan