Phân tích nhân vật Tràng liên hệ nhân vật Chí Phèo


Phân tích nhân vật Tràng liên hệ nhân vật Chí Phèo

Hướng dẫn

Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017-2018

Cụm chuyên môn IV MÔN: NGỮ VĂN

Trường THPT VĨNH LỘC Thời gian làm bài: 120 phút. (Không kể thời gian giao đề)

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đứng trước một xã hội học tập trọn đời, các bạn trẻ hiện nay, dù có những dự định như thế nào trong cuộc mưu sinh sau này, trước tiên nên xây dựng một quan niệm như thế này: dù sau này làm bất kì nghề nghiệp gì, các bạn đều phải dựa vào sức lao động của bản thân để nuôi sống chính mình và gia đình, sau đó là cống hiến cho xã hội. Bởi vì trong xã hội hiện đại, mỗi người tự sắp xếp lên kế hoạch cho chính mình, không biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội. Dựa vào sức lao động của mình để có được tất cả những gì mình muốn, gặt hái những thành công trong lao động nghề nghiệp của mình. Đó chính là sự cống hiến của mình cho xã hội. Trên cơ sở đó, nếu bạn có tài năng nhiều hơn, thì cả một chân trời rộng mở để bạn thử sức, trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội. Vô vàn các cơ hội, vô số những ngành nghề xứng đáng để bạn dâng hiến cả đời. Chúng ta đều biết giáo dục trọn đời và giáo dục mở rộng là giấy thông hành để bước vào xã hội học tập, cũng là giấy thông hành để bước vào xã hội kinh tế tri thức. Giáo dục trong xã hội học tập sẽ có những thay đổi mang tính cách mạng, trước tiên là sự thay đổi sứ mệnh của giáo dục. Sứ mệnh mới của giáo dục là:

Giữ gìn tinh thần tự lập và sức sáng tạo của mỗi người mà không từ bỏ những nhu cầu của người ấy trong cuộc sống thực tế.

Truyền bá văn hóa nhân loại chứ không dùng những khuôn mẫu đúc sẵn để đè nén nó.

Khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân.

Coi trọng tính độc đáo của mỗi người nhưng không bỏ qua “sáng tạo cũng là một hoạt động tập thể ”.

(Theo Học cách học tập, Chu Nam Chiếu, Tôn Vân Hiển NXB Kim Đồng, 2016, tr. 106 – 107)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Tác giả khuyên bạn trẻ nên xây dựng cho mình quan niệm như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn: Trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội.

Câu 4. Theo anh/chị, mỗi người cần làm gì để “không biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội” hiện nay?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về giá trị: Sức sáng tạo của mỗi con người mà đoạn trích Đọc hiểu đã gợi ra.

Xem thêm:  Cảm nhận khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng (Truyện Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2). Từ đó, liên hệ nhân vật Chí Phèo (Truyện Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 1) để bình luận về khát vọng hạnh phúc của con người.

  • HẾT-

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ CỤM IV THPT QUỐC GIA 2017- 2018

MÔN: NGỮ VĂN 12

Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3,0
1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/

phương thức nghị luận

0.5
2 Tác giả khuyên bạn trẻ nên xây dựng cho mình quan niệm: “dù sau này làm bất kì nghề nghiệp gì, các bạn đều phải dựa vào sức lao động của bản thân để nuôi sống chính mình và gia đình, sau đó là cống hiến cho xã hội.” 0.5
3 + Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Trời cao – chim bay, biển rộng – cá bơi lội”

+ Tác dụng:

– Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm cho cách diễn đạt thêm sinh động.

– Cuộc đời là cả một không gian vô cùng rộng lớn, là môi trường mà con người thỏa sức bộc lộ tài năng, niềm đam mê, sự cống hiến của mình trong cuộc đời.

0.5

0.5

4 Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo một số gợi ý sau: (1,0 điểm)

– Nỗ lực học tập thật chăm chỉ để có tri thức, rèn luyện nhân cách để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.

– Sống tích cực, đóng góp tài năng trí tuệ của mình cho xã hội.

– Cống hiến, sáng tạo không ngừng để bản thân có cuộc sống tốt đẹp hơn và đóng góp dựng xây phát triển cộng đồng.

……..

* Lưu ý: trả lời được 2 trong 3 ý thì được trọn điểm.

0.5

0.5

II Làm văn 7,0
Câu1 Nghị luận xã hội 2,0

* Yêu cầu về hình thức:

– Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

– Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…

– Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, …

* Yêu cầu về nội dung:

a) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Giá trị của sự sáng tạo của mỗi con người trong cuộc sống …

b) Giải thích:

Sáng tạo nghĩa là làm điều gì đó khác biệt, hoặc mới mẻ so với bản thân mình và với những người khác. Sáng tạo còn là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

c) Phân tích – Bình luận:

– Người có tính sáng tạo là người năng động làm việc và tìm tòi cái mới. Họ không dễ dàng chấp nhận những gì hiện có, sẵn có.

– Sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh.

– Sáng tạo giúp cho con người thay đổi được lề lối cũ để hướng tới một mục đích tốt hơn. Sáng tạo nhỏ có thể làm thay đổi một cá nhân hay một tập thể. Sản phẩm của sự sáng tạo luôn có ích cho người làm ra nó và có ích cho mọi người. Sáng tạo lớn có thể thay đổi toàn tập thể lớn. Sáng tạo vĩ đại làm thay đổi mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội.

d) Bài học bản thân:

– Siêng năng, cần cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên sự sáng tạo.

– Chỉ có học tập, lao động mới làm lộ phát khả năng sáng tạo của con người, mới có thể tạo dựng nên một tương lai tốt đẹp.

0,25

0,25

0,25

1,0

0,25

Câu 2 Nghị luận văn học 5,0

1. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận văn học:

Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

0.5

2. Nội dung cụ thể:

a) Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng

a1* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

– Kim Lân- cây bút chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và người nông dân.

– Tác phẩm Vợ nhặt được viết dang dở từ sau cách mạng tháng tám và được hoàn thành từ năm 1954, in trong tập “ Con chó xấu xí” (1962).

– Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng và liên hệ đến nhân vật Chí Phèo…

a2* Khái quát sơ lược về hoàn cảnh và vẻ ngoài của nhân vật Tràng.

* Ngoại hình: Tràng là người xấu trai, cục mịch và thô kệch.

* Hoàn cảnh sống:

– Là dân ngụ cư, cuộc sống nghèo hèn, làm nghề kéo xe bò thuê…

a3 * Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng:

* Nhân hậu, thương người:

– Lúc đầu chỉ là chuyện tầm phào với câu nói đùa giữa đường giữa chợ mà thành vợ thành chồng.

– Thấy người đàn bà đói xin ăn, anh sẵn sàng cho chị ăn mặc dù mình cũng rất đói khổ.

– Tràng cưu mang người đàn bà còn vì sâu thẳm tâm hồn anh khát khao một người đàn bà, khát khao một mái ấm gia đình, khát khao hạnh phúc đời thường.

* Tràng yêu thương, gắn bó với người đàn bà là vợ của mình.

* Cảm nhận niềm hạnh phúc do người đàn bà mang lại:

– Trªn ®­êng vÒ …

– Về nhà …

– Buæi s¸ng ®Çu tiªn cã vî, Trµng biÕn ®æi h¼n, đó chính là niềm khát khao hạnh phúc:

+ Nhận thấy sự thay đổi kì diệu của ngôi nhà

+ Nhận ra sự thay đổi của người thân

– Tình yêu đã khiến Tràng khù khờ, thô kệch bỗng trở nên tinh tế và nhạy cảm.

– Có vợ là một sự thay đổi lớn, một bước ngoặc thay đổi cả số phận và tính cách của Tràng: từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức và tin vào tương lai- mà tương lai này thì gắn liền với cách mạng.

– Truyện mở ra trong một buổi chiều chạng vạng và khép lại trong ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóang.

· Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật.

Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, ngòi bút dí dỏm tinh tế của Kim Lân đã khắc họa diễn biến tâm trạng của Tràng phù hợp với thân phận và tình huống oái oăm làm cho tính cách nhân vật hiện ra chân thật đến thú vị.

b. Liên hệ nhân vật Chí Phèo để bình luận về khát vọng hạnh phúc của con người.

+ b1. Chí Phèo:

– Từ khi sinh ra đã là một đúa trẻ không cha không mẹ, bị bỏ rơi ở cái lò gạch; lớn lên trong bất hạnh, nghèo khó. Vì vậy anh luôn khao khát hạnh phúc gia đình, khao khát tình yêu, tình người.

– Khi tình yêu đến, như một định mệnh, tình yêu của Thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí hồi sinh.

– Chí cảm nhận những âm thanh cuộc sống đang diễn ra xung quanh minh (tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đưổi cá). Đó là tiếng gọi của sự sống, của cuộc đời lương thiện.

– Chí Phèo nhớ lại đã từng mơ ước đẹp đẽ thời trai trẻ: “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, khao khát có một gia đình êm ấm rất đời thường.

+ b2. Bình luận vẻ khát vọng hạnh phúc của con người:

* Điểm tương đồng: Cả hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và đã chạm đến trái tim người đọc. Đó là sự trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người. Dù trong hoàn cảnh nào thì con người vẫn luôn khao khát hạnh phúc gia đình, hạnh phúc tình yêu và tình người đẹp đẽ.

* Sự khác biệt:

– Với nhân vật Tràng, Kim Lân đã thể hiện khát vọng hạnh phúc từ trong sâu thẳm tâm hồn của một chàng trai nghèo ế vợ và đang sống trong ranh giới giữa sự sống và cái chết (nạn đói năm 1945), vẫn luôn khao khát một người phụ nữ, khao khát tình yêu hôn nhân gia đính. Và hạnh phúc đó đã đến một cách bất ngờ trong tình huống éo le, cười ra nước mắt…

– Với Chí Phéo, Nam Cao khai thác chiều sâu của diễn biến tâm trạng con người. đó là ước mơ đời thường thật giản dị nhưng thấm đẫm tình người. Đó là lúc con người nhận ra ý nghĩa cuộc sống, nhận ra chính bản thân mình để ước mơ, để khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn…

3,0

0,25

0,25

2,0

0,5

1,5

Tổng điểm: 10.0

Theo Thegioivanmau.com

Bài viết liên quan