Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Văn mẫu lớp 9


Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 1

Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua hơn năm mươi năm, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Đoạn kết của bài thơ thật đẹp, nó đã tạc vào thơ ca chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ và tuyệt vời thi vị:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau. Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường như không còn gây được ấn tượng đe dọa đối với con người nữa mà trái lại, nó bị đẩy lùi ra phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đêm khuya chờ giặc, trăng đã ngang đầu súng. Và lạ lùng thay, người chiến sĩ như có một khám phá bất chợt, thú vị: đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý nghĩa. Hình ảnh đầu súng trăng treo được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo.

Anh bộ đội hướng mũi súng về phía giặc, tình cờ phía ấy là hướng trăng lặn. Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo. Cảnh ấy có thể có thật song có thể chỉ là sự liên tưởng bất ngờ do ý thơ lãng mạn để tạo ra một ý nghĩa tượng trưng. (Mũi súng chờ giặc – chất hiện thực quyết liệt; trăng – chất thơ bay bồng). Giữa hai hình ảnh tương phản súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, trăng tượng trưng cho cái đẹp yên lành ấy.

Hình ảnh Đầu súng trăng treo là biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Nó thể hiện rõ nét cái tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, của người chiến sĩ. Cao hơn nữa, hình ảnh ấy là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở.

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 2

Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến. Chiến tranh là chất liệu làm nên nét chân thực, dữ dội và không kém phần lãng mạn trong những vần thơ ông viết. “Đồng chí” là bài thơ sáng tác trong thờ kì đất nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hình ảnh người lính được khắc họa đậm nét và đầy ấn tượng. Sự khốc liệt của chiến tranh vẫn khiến cho thơ ông có sự mềm mại và trữ tình. Hình ảnh “đầu súng trắng treo” cuối bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng đó.

Bao trùm lên bài thơ “Đồng chí” là hình ảnh người lính cụ hồ hiên ngang, bất khuất, vượt qua mưa gió bão bùng, sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết để hướng về phía trước. Cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn vẫn không thể đánh gục những con người vì dân vì nước như vậy.

Giữa rừng hoang sương muối bao phủ lấy, hình ảnh “đầu súng trăng treo” như một nét chấm phá tuyệt đẹp. Nó hiện lên trong trang viết của Chính Hữu như một bức tranh:

Đêm nay rừng hoang sương muối lạnh

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Nếu như ở hai câu thơ trên tái hiện lại sự khắc nghiệt, gian khổ của địa hình và thời tiết thì câu thơ thứ ba, duy nhất chỉ có trăng và súng lại rất thơ mộng và lãng mạn. Có lẽ đây chính là dụng ý của tác giả khi viết bài thơ này.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Văn mẫu lớp 9

Giữa đếm đông giá lạnh, sương muối bao trùm khiến cho những người lính rét run người. Dù khắc nghiệt, gió khó khăn bủa vây nhưng hình tượng người lính vẫn hiện lên thật kiên cường và cao đẹp. Họ vẫn luôn “đứng cạnh bên nhau” để “chờ giặc tới”. Tư thế và tâm thế luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta phải khâm phục và ngưỡng mộ.

Không phải vô tình mà 3 câu thơ này được tác ra làm một khổ riêng, có lẽ dụng ý của tác giả muốn làm nổi bật hình ảnh ‘đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ. Trên cái nền ảm đảm, khắc nghiệt, nguy hiểm của thiên nhiên và chiến tranh nhưng người lính vẫn luôn kiên cường, bất khuất. Họ luôn tràn đầy tình yêu và sự lạc quan để tiến về phía trước đánh đuổi kẻ thù.

Mặc dù hình ảnh “đầu súng trăng treo” gồm “trăng” và ‘súng”, tưởng như đối lập nhau giữa cái lãng mạn, trữ tình và cái hiện thực khắc nghiệt nhưng trong thơ Chính Hữu nó lại trở nên mềm mại. Trăng và súng không còn đối lập nhau nữa mà hòa quyện vào nhau làm nên một khung cảnh tuyệt đẹp giữa rừng hoang sương muối rơi ướt vai người lính.

Đấy chính là chất liệu lãng mạn nổi bật trên hiện thực khắc nghiệt. Đây thực sự là một hình ảnh đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Người lính vẫn sẵn sàng canh gác bảo vệ tổ quốc, mũi súng hướng lên trời mà tác giả cứ ngỡ súng chạm vào trăng. Một nét điểm xuyết chấm phá tạo nên bức tranh đối lập nhưng vô cùng hài hòa và đầy tinh tế.

Những người lính có tuổi đời còn rất trẻ, họ có lý tưởng sống và cống hiến cho đất nước nhưng họ cũng ấp ủ những ước mơ bé nhỏ, một tình yêu bé nhỏ hay bóng dáng người con gái nào đó. Trong lòng họ vẫn luôn giữ được sự lạc quan, tin tưởng và sự lãng mạn đáng trân trọng. Chiến tranh khắc nghiệt nhưng không để nó làm trái tim người lính chai lì mới thực sự là điều đáng quý.

Bởi vậy mới có thể thấy rằng ‘đầu súng trăng treo” dường như lan tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ của ánh trăng xuống cánh rừng, lan vào lòng người lính sự mát dịu, trong lành nhất.

Chính Hữu đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh ‘đầu súng trăng treo” ám ảnh tâm trí người đọc như thế này. Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh này còn neo đậu mãi.

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 3

Hình ảnh ánh trăng đã trở thành một hình ảnh quen thuộc và sâu sắc trong lòng của tác giả những hình ảnh đó xuất hiện nhiều trong thơ ca của Việt Nam, bởi hình ánh trăng sẽ nổi bật trong những đề tài chiến tranh trong đó nổi bật lên đó là hình ảnh đầu sung trăng treo trong đồng chí của Tố Hữu và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy.

Cả hai tác giả này đều viết về đề tài chiến tranh, những hình ảnh chiến đấu trên chiến trường kia đã gắn bó với hình ảnh của những cánh rừng qua đó thể hiện được những nỗi niềm và những mong ước của tác giả kể lại những hình ảnh về một thời chiến đấu kiên cường và những mong đợi của người với những mong ước tuyệt vời hơn, những hình ảnh đó tạo nên những âm điệu nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm, hình dung đó trong tác giả đã thể hiện được thật sâu sắc, hình ảnh ánh trăng đã gắn bó với những người lính cách mạng nó không chỉ tạo nên những làn điệu âm vang và hàng loạt những hình ảnh trần trụi và gắn bó với thiên nhiên đã được thể hiện thật sâu sắc đặc biệt là với hình ảnh ánh trăng, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc, nó mang những âm vang sâu sắc và vô cùng ý nghĩa.

Cuộc sống của những người chiến sĩ trong cả hai tác phẩm đều dùng ánh trăng làm người bạn gắn bó với mình, trong hoàn cảnh chiến đấu đó tác giả đã thể hiện những niềm vui và hạnh phúc trong con người của người, hình ảnh đó mang theo những rung động sâu sắc hình ảnh của tác giả nói chung đã rất nhẹ nhàng và mang nhiều cảm xúc đặc biệt và sâu sắc, hình ảnh đó mang những giá trị riêng và vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ đem lại những niềm vui và hình ảnh đó trở nên gần gũi trong con người của tác giả, những hình dung đó đã tác động mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc, mỗi nỗi niềm đã thể hiện được những nét đặc biệt và sâu sắc riêng nó không chỉ tạo nên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng hào hoa khi hình ảnh đó tạo nên những nhịp điệu gần gũi và có ý nghĩa sâu sắc, nó tạo nên những nhịp điệu riêng và ý nghĩa sâu sắc, hàng loạt những hình ảnh đó đã thể hiện sâu sắc trong hai tác phẩm này.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta

Ánh trăng đã trở thành đề tài nổi bật cho những người chiến sĩ cách mạng, xa quê hương, xa những người thân để đi chiến đấu chính vì vậy những nỗi nhớ quê hương đã được gửi tặng qua hình ảnh của ánh trăng này, những hình ảnh đó đã tạo nên những gần gũi và vô cùng sắc, hình ảnh quen thuộc trong mọi cách nghĩ và hình dung ra nhiều những hình ảnh mang ý nghĩa đặc biệt hơn, hàng loạt hình ảnh khác cũng đã thể hiện rõ những chi tiết nổi bật đó, hàng loạt các chi tiết đã mang những kí ức đẹp và nó trở nên quen thuộc và gần gũi với con người hơn, chúng ta đã có thể hình dung và nó gắn bó trong những khoảnh khắc tuyệt vời hơn, những điều đó có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt gần gũi trong trái tim của mỗi người.

Ánh trăng đã trở nên gần gũi và nó gắn bó trong từng kỉ niệm và các khoảnh khắc khác của tác giả, những hình ảnh khác cũng thể hiện được những điều đó, nó đã mang trong chúng ta những điều gần gũi khi hình ảnh đầu sung trăng treo luôn trở thành một đề tài nổi bật trong thơ ca của tác giả, hình ảnh đó đã tạo nên những hình ảnh gần gũi và mang những kí ức nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm trong tác giả, những hình dung đó đã tác động mạnh mẽ đến mỗi con người, hình ảnh đầu sung trăng treo nói lên trăng và hình ảnh đầu sung của người chiến sĩ có những kỉ niệm rất sâu sắc, hình ảnh đó đã tạo nên những nhịp điệu riêng và vô cùng gần gũi, hình ảnh đầu sung trăng treo nói về sự chiến đấu của những người chiến sĩ đã tạo nên những ưu tư sâu sắc và những nỗi nhớ thương của tác giả về những hình ảnh đó, những hình ảnh đó đã gắn bó sâu sắc với những người lính cách mạng.

Hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy cũng thể hiện được những gắn bó sâu đậm của ánh trăng với hình ảnh người chiến sĩ nó trở thành người bạn tri âm tri kỉ của con người, những hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những hình ảnh mang những nỗi nhớ thương sâu sắc và những hoài niệm đó đã thể hiện sâu sắc trong hình ảnh ánh trăng đó, trong cuộc chiến đấu trong chiến trường và những rừng núi hiểm trở những người chiến sĩ chỉ biết làm bạn với hình ảnh của ánh trăng nó là người dõi theo từng bước chân của tác giả, những hình dung và hoài niệm nhớ thương đó đã tạo nên sự gần gũi và bình dị trong tâm hồn của tác giả. 

Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ trên đã thể hiện được sâu sắc sự gắn bó của hình ảnh ánh trăng xuất hiện trong bài thơ, nó đã thể hiện những nỗi niềm sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những nỗi niềm đó đã mang nhiều cảm xúc sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những sự gắn bó và những trải nghiệm riêng đặc biệt thể hiện trong tác phẩm của những người chiến sĩ cách mạng.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 4

Sau tác phẩm Ngày về, Chính Hữu tiếp tục sở trường viết về người lính trong kháng chiến, đó cũng là đề tài rất mới mẻ của văn học Cách mạng. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đánh dấu sự thành công của ông khi viết về đề tài này. Bài thơ, tác giả không dùng nhiều nghệ thuật, ngôn ngữ giản dị như những người dân mặc áo lính nhưng những hình ảnh thơ đẹp là điều bất cứ một người đọc nào cũng nhận thấy trong bài thơ của ông. Đặc biệt là hình ảnh cuối bài thơ “Đầu súng trăng treo”.

Cả bài thơ được sáng tác với bút pháp hiện thực, hình ảnh những anh lính cụ Hồ thực, những gian khổ trong chiến tranh thực, tình cảm đồng chí đồng đội thực và những đêm phục kích chờ giặc tới cũng là thực:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Những người lính được giới thiệu trong bài thơ là những người gắn bó với ruộng nương, với “ gian nhà không”, nhưng họ “mặc kệ” như một lẽ quyết tâm sẵn sang rời bỏ tất cả để đi dẹp giặc. Người lính khi ra trận, họ hiểu nhau đến từng khúc ruột, họ chia sẻ tất cả những khó khăn “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Họ chiến đấu bên cạnh nhau với tình cảm thiết tha mặn nồng nhất, cái “nắm tay” đến đúng lúc đủ để họ xóa đi hết những gian khổ:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày.

Tất cả những lý do đó đủ để Chính Hữu kết thúc bài thơ với ba câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa biểu tượng của người lính. Họ phục kích trong những đêm “sương muối” độc và lạnh, nó độc và lạnh hơn khi “áo rách”, “chân không giày”, nhưng hơi ấm từ tình đồng đội đã sưởi ấm chính bản thân người lính. Tâm thế sẵn sang “chờ giặc tới” là do “đứng cạnh bên nhau”, gắn bó khăng khít, chia sẻ những cực nhọc trong chiến trường. Những câu thơ không cho thấy khói bụi chiến tranh nhưng lại cho ta thấy sự khốc liệt do cảnh khắc nghiệt mà hoàn cảnh đem lại.

Sau những câu thơ dài như tự sự ấy, câu kết bài thơ “Đầu súng trăng treo” chỉ có bốn tiếng làm cho nhịp thơ đang dàn trải bỗng thay đổi đột ngột, dồn nén, chắc gọn, gây được sự chú ý cao nơi người đọc. Từ “ treo” tạo nên quan hệ bất ngờ nối liền mặt đất với không gian bát ngát. Đó có lẽ là chất thơ bay bổng nhất trong bài thơ. Có người đã liên tưởng “trăng” tượng trưng cho sự yên bình, chất nghệ sĩ, thi sĩ. “súng” tượng trung cho sự chiến đấu, khốc liệt và hiện thực chiến tranh, bởi vậy biểu tượng của người lính là chiến đấu cho cuộc sống hòa bình. Nhưng Chính Hữu có lần tâm sự: “Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích trong đêm, trước mắt tôi có ba nhận vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật ấy hòa quyện với nhau tạo ra hình ảnh “Đầu súng trăng treo””.

Như vậy chúng ta cần hiểu biểu tượng mà Chính Hữu xây dựng được vút lên từ chất thơ bay bổng trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt. Suốt đêm vầng trăng từ trên trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo ngay trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích như vậy trăng với người lính giống như bạn hữu. Vậy, biểu tượng của người lính trong bài thơ chưa hẳn là sự chiến đấu mà chính là tình cảm của những người đồng tình, đồng lý tưởng…

“ Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, xứng đáng để khép lại một tác phẩm thơ thành công của Chính Hữu.

Bài viết liên quan