Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Bài “Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi chính là một bản tuyên ngôn độc lập lần hai của nước ta, sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt trước đó. Bài thơ thể hiện tư tưởng khẳng định chủ quyền dân tộc của tác giả một cách rõ nét. Thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta trước kẻ thù.

Bài thơ như một khúc ca bất diệt, thể hiện những chiến thắng vô cùng oanh liệt của dân ta trước kẻ thù hiểm nguy, khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân ta, với những câu thơ đầy khí phách hào hùng, thể hiện sự khẳng định của mình, với những bằng chứng xác thực nước Việt Nam là của nhân dân Việt Nam

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Trong hai câu thơ đầu này tác giả khẳng định nước ta có nền văn hiến, độc lập từ lâu không phải mới chỉ hình thành trong ngày một ngày hai để kẻ thù coi thường hống hách

Cũng giống như sự khẳng định của tác giả Lý Thường Kiệt rằng “Sông núi nước Nam vua nam ở”

Nếu như Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ thì Nguyễn Trãi lại khẳng định nền độc lập chủ quyền thông qua giá trị văn hóa, nền văn hiến, lập pháp, hành pháp của nước ta. Nó là một nền văn hiến có 4000 năm lịch sử có một quá trình hình thành oanh liệt.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh bàn tay T nú trong hai lần miêu tả- Đề Rừng xà nu theo hướng mới

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Rồi tiếp trong những câu thơ sau tác giả đã khẳng định nền văn hiến của nước ta qua những thời kỳ khác nhau. Từ thời xa xưa chúng ta đã trải qua rất nhiều thời kỳ vua chúa, nền văn hiến dân tộc được khẳng định rất lâu từ thủa sơ khai lập quốc cho tới hôm nay thì đã có một quá trình phát triển vững mạnh.

Trung Hoa tuy là một đất nước lớn, có nền văn hiến riêng và hình thành khá lớn nhưng không phải vì thế mà chúng ta không có những nét phong tục tập quán của riêng mình. Chúng ta tuy là một nước nhỏ nhưng nền văn hóa của đất nước chúng ta cũng không kém cạnh gì nước bạn

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Kiền khôn bĩ mà lại thái

Nhật nguyệt hối mà lại minh”

Trong những lời thơ này tác giả Nguyễn Trãi muốn nhắc lại cho người đọc nhớ lại những hy sinh mà dân tộc ta phải đánh đổi để có được như ngày hôm nay. Chúng ta đã phải trải qua một quá trình hy sinh gian khổ đổ rất nhiều máu của người dân vô tội, mất rất nhiều công sức để giữ được nền độc lập này. Nhưng đó là một kết quả xứng đó nó được tạo bằng sự bền vững trong lịch sử. Nguyễn Trãi tự hào khẳng định những chiến công lẫy lừng đó đã làm cho đất nước chúng ta có được nền độc lập, thái bình, thịnh trị

Xem thêm:  Phân tích Hồi trống cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) để làm rõ ý nghĩa của hồi trống

“Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng

Ngầm giúp đỡ mới được như vậy”

Tác giả cũng khẳng định sự chiến thắng của dân ta chính là sự chiến thắng của sự giúp đỡ do trời đất giúp đỡ bởi chúng ta là đất nước chính nghĩa. Chúng ta là nước nước mạnh bắt nạt, chúng ỉ mạnh hiếp yếu đòi quyền thống trị nước ta. Nhưng chúng ta có sự chính nghĩa, có công lý trên đời này cái thiện luôn thắng cái ác. Nên sự chiến thắng của dân tộc ta sự chiến thắng tất yếu đến trời đất thánh thần cũng ủng hộ cho chúng ta

“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi thực sự là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta nó khẳng định chủ quyền của nước ta và thể hiện sự thái bình phồn thịnh mà dân ta đáng được hưởng, bọn giặc không có quyền chiếm đoạt, gieo chiến tranh chết chóc lên đất nước ta.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan