Phân tích đoạn trích “Chí anh hùng” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du- văn lớp 10
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Chí anh hùng” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Bài làm
Đoạn trích “Chí anh hùng” nói về nhân vật Từ Hải một hình tượng thể hiện cho sự cao thượng, mạnh mẽ. Một người anh hùng “đầu đội trời chân đạp đất” có những phẩm chất tốt đẹp, phi thường
Sau khi Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh lần hai Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán nản, tuyệt vọng. Trong lúc này Thúy Kiều gặp được Kim Trọng. Người đàn ông tốt bụng đem lòng thương mến yêu quý nàng Thúy Kiều bạc phận, Kim Trọng đã chuộc thân cho Thúy Kiều rồi cưới nàng làm vợ
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Hai thân phận một người là gái phong trần, mua vui cho người khác. Một bên đang là tướng giặc, thành phần phản loạn bị xã hội phong kiến ghét bỏ, loại trừ. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, hai số phận hai con người đã tìm thấy tình tri kỷ. Họ tìm tới nhau. Thúy Kiều nhận thấy Từ Hải là một trang hảo hán, đấng man nhi, Nhưng tình yêu đối với Từ Hải không phải là tất cả anh muốn tạo dựng sự nghiệp của mình. Nên anh quyết tâm dứt áo ra đi để gây dựng sự nghiệp cho mình.
Đoạn trích thể hiện ý chí nam nhi của Từ Hải. Trong mỗi lời thơ của mình Nguyễn Du đều sử dụng những lời thơ thể hiện sự kính phục, tôn trọng, người con trai có cốt cách anh hùng, trượng nghĩa.
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”
Qua những câu thơ trên ta thấy Từ Hải hiện lên là người có số đào hoa, một tráng sĩ, người có ý chí mạnh mẽ, có mục đích nghị lực, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng để thỏa mãn chí tang bồng.
Khi gặp Thúy Kiều, Từ Hải đã chùn bước và đã dành nhiều thời gian ở bên Kiều nhưng nam nhi chí ở bốn phương. Nên Từ Hải quyết tâm chia tay Thúy Kiều để lên đường tìm sự nghiệp. Chàng cũng hẹn ngày sẽ trở về.
Tuy nhiên Thúy Kiều vẫn một lòng muốn đi cùng trời cuối đất với Từ Hải “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” thể hiện quyết tâm đi tới cùng trời cuối đất cùng Từ Hải của Thúy Kiều.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Những lời Từ Hải nói với Thúy Kiều thể hiện sự quyết tâm của Từ Hải, thể hiện sự sâu sắc, những lời tri ân tận tâm can. Khi chia tay Từ Hải dặn Thúy Kiều không nên nóng lòng hãy đợi mình đi chinh phục thiên hạ rồi về đón nàng về dinh cũng chưa muộn. Còn giờ nếu đưa Thúy Kiều theo thì chỉ sợ làm nàng khổ và thêm vướng bận.
Qua những câu nói của mình người đọc cảm nhận thấy Từ Hải là người có chí lớn, quyết tâm của kẻ anh hùng không bị nhi nữ thường tình làm cho lay động bước chân ra đi.
Dù chàng rất yêu Thúy Kiều nhưng vẫn luôn lấy sự nghiệp làm trọng
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Trong những câu thơ này tác giả Nguyễn Du đã mượn hình ảnh con chim đại bàng để thể hiện cho sự oai hùng, tượng trưng cho khát vọng của người đàn ông anh hùng, chí lớn, muốn tạo ra sự nghiệp lẫy lừng. Sự ra đi bất ngờ của Từ Hải không báo trước thái độ của chàng vô cùng dứt khoát, thể hiện niềm tin vào một ngày vẻ vang thành công trở về. Tất cả những điều đó gợi cho người đọc về một nhân vật anh hùng, có chí nam nhi, thể hiện ra bằng những hành động nhất quán, quyết liệt mạnh mẽ
Trong đoạn trích này Nguyễn Du đã vô cùng thành công trong việc lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh có xu hướng thần tượng, lý tưởng hóa để xây dựng hình ảnh Từ Hải vô cùng phi thường đẹp đẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Nó chính là sự thành công của tác phẩm Truyện Kiều.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu