Phân tích Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh


Phân tích Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh – Bài làm 1

Một nền văn học đặc sắc là một nền văn học có nhiều tác phẩm đặc sắc, một người nghệ sĩ tài bà thì cần phải có quan điểm sáng tác của riêng mình. Hồ Chí Minh một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt nam là một nhà nghệ sĩ như vậy. Trong quan điểm sáng tác của mình  Hồ Chí Minh đã từng viết:

“Nay ở trong thơ cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Trong trận chiến đấu ác liệt của dân tộc ta thì văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ chính là những chiến sĩ trên mặt trận ấy. Là người nói lên quan điểm ấy nên Hồ Chí Minh cũng làm gương thực hiện quan điểm ấy một cách xuất sắc trong thơ ca của mình. Từ đó chúng ta có thể nói thơ Hồ Chí Minh rất giàu chất thép.

Trước hết chúng nên hiểu chất thép là gì?. Chất thép là thơ sáng tác nên phải có tính chiến đấu về mặt tư tưởng chính trị đối với cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Không những thế nó còn là sự đấu tranh kiên cường bất khuất thể hiện trong thơ mình. Điều đó nhằm khẳng định ý chí của dân tộc ta, cỗ vũ nhân dân ta chiến đấu vì tổ quốc. Khơi dậy niềm tự tôn dân tộc ở mỗi con người.

Riêng cuốn Nhật Kí trong tù của Bác đã có bao nhiêu là tác phẩm nói lên chất thép ấy. Điển hình như chúng ta đã từng được lắng nghe những vần thơ thép trong bài thơ đề từ của Người:

“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”

Qua những vần thơ ấy ta thấy được chất thép ở đây chính là ý chí vượt lên hoàn cảnh để chờ ngày tự do tiếp tục hoạt động cách mạng của mình. Đó là một tinh thần thép, ý chí thép, sự kiên cường vĩ đại. Dù cho Người có bị giam cầm trong lao ngục thì Người vẫn tự an ủi động viên chính bản thân mình phải lạc quan vượt qua nó. Tinh thần ấy cũng thể hiện phần nào ý chí quyết tâm đuổi bọn ngoại xâm về nước.

Đó là những vần thơ thép trực tiếp, thế nhưng chất thép còn được thể hiện một cách gián tiếp. Nhiều bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà vẫn thấy chất thép. Ẩn sau những câu chữ hóm hỉnh, hài hước lại là những bài thơ chiến đấu. Trong tù có biết bao nhiêu là khó khăn về vật chất, điều kiện sống ấy khiến cho nhà thơ bị ghẻ lở, ngứa ngáy thế nhưng nhà thơ vẫn làm thơ: “Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”. Đó chính là chất thép. Vì Bác muốn đấu tranh tư tương với cái hoàn cảnh ấy nên nó cũng thể hiện chất thép. Hay khi xiềng xích quán quanh người Bác lại nảy lên những vần thơ mới:

“Rồng cuốn vòng quanh chân với tay
Trông như quan võ quấn tua quay”

Hay khi tiếng xích va đập vào nhau tạo nên tiếng động Người lại bật lên câu thơ so sánh:

“Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung”

Đằng sau những vần thơ tưởng chừng như rất đỗi bình thường ấy lại là chất thép. Rõ ràng qua môi câu thơ chúng ta không thấy bất cứ một từ gân guốc nào thế nhưng chất thép lại ẩn sau những dòng thơ ấy. Nói về xiềng xích về tiếng kêu của nó nhà thơ một lần nữa lại thể hiện ý chí lạc quan vượt qua hoàn cảnh ngục tù để chờ ngày tự do hoạt động. Đồng thời thì chúng ta còn thấy được sự tố cáo của nhà thơ về chế độ nhà tù Tưởng giới Thạch.

Chất thép trong thơ Bác lại còn được thể hiện trong khi Bác hòa mình vào thiên nhiên. Dù bị kìm kẹp bởi gông cùm những Bác vẫn thể hiên khát vọng tự do của mình qua những vần thơ thiên nhiên ấy. Và đó chính là chất thép trong thơ thiên nhiên của Người:

“Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu”
(Đi đường)

Bài thơ ấy rõ ràng không lên giọng thép chỉ là những hình ảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Tiếng chim ca rộn ràng trên khắp núi, hương thơm bay ngan ngát trong rừng. Chính cảnh đẹp ấy khiến cho nhà thơ quên đi nỗi vất vả trên đường đi. Nói cách khác nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước. Và đặc biệt người lấy hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy để quên đi hoàn cảnh khốn cùng tiếp tục kiên trì chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đồng thời lòng yêu đời yêu cuộc sống ấy chứng minh cho ý chí quyết tâm bảo vệ sự tươi đẹp đó của Hồ Chí Minh.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tính tự lập - Văn mẫu lớp 9

Hay trong bài thơ Vọng Nguyệt của Người, bác cũng không hề nói đến chất thép ở đây nhưng ta vẫn cảm nhận được chất thép ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Nhà thơ thể hiện chất thép là ý chí vượt qua gian nan vất vả để kiên cường chờ ngày tự do. Trong tù ấy không có rượu không có hoa để cho nhà thơ thưởng thức cảnh đẹp. Đêm trăng ấy đẹp khiến cho nhà thơ không thể hững hờ được. Thế nên nhà thơ thì ngắm trăng qua khung cửa, trăng thì như nhòm nhà thơ. Hình ảnh ấy thể hiện nhà thơ vượt qua cái không gian tù chật hẹp ấy để đắm mình vào hình ảnh thiên nhiên. Đó chính là ý chí vượt lên trên hoàn cảnh.

Thơ Bác quả thật đúng với nhận xét của Hoàng Trung Thông rằng:

“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ có tinh thần thép. Đến với thơ Hồ Chí Minh chúng ta vừa được đắm chìm trong sư bát ngát của tình người, tình yêu thiên nhiên mà còn được say sưa mạnh mẽ trong chất thép. Văn chương của Bác là một vũ khí lợi hại để Bác chống lại sự khó khăn khi ở trong tù. Đồng thời nó khơi dậy ý chí chiến đấu của người dân Việt Nam.

Phân tích Chất thép trong thơ của Bác – Bài làm 2

Thơ văn của Bác bài nào, câu nào cũng có thép nhưng chất thép được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, đọc thơ Bác, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoài Thanh viết: Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép.

Trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, Bác nêu rõ quan điểm của mình:

Nay ở trong thơ nền có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Vậy thế nào là chất thép trong thơ? Căn cứ vào nội dung thơ Bác, chúng ta hiểu chất thép chính là tính chiến đấu, là tinh thần lạc quan, tin tưởng của người chiến sĩ.

Nhưng chất cách mạng và tinh thần chiến sĩ trong thơ đâu phải chỉ có một dạng biểu hiện trực tiếp mới là có chất thép ? Nhật kí trong tù có những bài đề cao tinh thần chiến đấu và ý chí không gì lay chuyển nổi của người chiến sĩ cách mạng:

Thân thể ở trong lao 
Tinh thần ở ngoài lao 
Muốn nên sự nghiệp lớn 
Tinh thần càng phải cao 
(Đề từ)

Hoặc:

Kiên trì và nhẫn nại 
Không chịu lùi một phân 
Vật chất tuy đau khổ 
Không nao núng tinh thần
(Bốn tháng rồi)

Những bài như thế chiếm số lượng rất ít trong tập thơ. Phần lớn các bài thơ không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề nói chuyện thép và lên giọng thép. Ấy thế nhưng chất thép lại ẩn chứa sau từng câu, từng chữ, từng hình ảnh sinh động, vui tươi hay đằng sau nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai. Trong tù, tay bị xích, chân bị cùm mà Bác vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua song cửa, vẫn làm thơ và để Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu, đó là chất thép. Trên đường bị áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác, Bác phải chịu cảnh: Năm mươi ba cây số một ngày, Áo mũ dầm mưa, rách hết giày, Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai, đó cũng là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình mà Bác lại ví: Rồng cuốn vòng quanh chân với tay, Trông như quan võ quấn tua vai. Nghe tiếng xiềng sắt loảng xoảng theo mỗi bước chân, bất chợt Bác nảy ra so sánh thú vị: Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung… thì phải nói rằng tất cả những cái đó là biểu hiện cụ thể và sâu sắc cái chất thép thấm trong cốt tủy người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi

Chất thép còn thể hiện thường xuyên trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên. Người say đắm trước vẻ đẹp lộng lẫy của buổi bình minh hay một hoàng hôn nơi sơn dã với cánh chim tìm về tổ, chòm mây trôi nhẹ giữa từng không, ánh lửa ấm áp bừng lên trong chiều muộn. Người vui với tiếng Chim ca rộn núi, với những làn hương thanh khiết của cỏ hoa bắt gặp trên đường lưu đày và tìm thấy ở đấy những người bạn tri âm, tri kỉ… Thưởng thức tất cả những cái hay, cái đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một người tù bị tước đoạt tự do, phải chăng đó chính là tinh tuý của chất thép trong hồn Bác, trong thơ Bác?

Sau đây là ví dụ cụ thể về một bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà vẫn thấm nhuần một tinh thần thép

TỰU KHUYÊN MÌNH 
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng.

Bài thơ này Bác sáng tác trong cảnh tù ngục tối tăm, khổ ải của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Chế độ lao tù thường làm kiệt quệ thân xác và mòn mỏi ý chí con người. Trong những ngày dài chờ đợi dược trả lại tự do, Bác đã ngẫm nghĩ sâu xa và tự khuyên mình như thế. Song ý nghĩa của bài thơ không bó hẹp trong phạm vi một lời tự khuyên mình mà nó trở thành một bài học nhân sinh sâu sắc cho mỗi con người trong quá trình phấn đấu, rèn luyện để trưởng thành.

Mở đầu bài thơ, Bác đưa ra hai hình ảnh đối lập nhau để chứng minh cho quy luật bất di bất dịch của Tạo hóa:

Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Một năm, trời đất trải qua bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cái vòng tuần hoàn ấy diễn ra đều đặn như thế đã bao đời. Mùa đông, đất trời ảm đạm, lạnh giá, mấy ai ưa thích? Nhưng không thể bỏ qua mùa đông để tìm mùa thu nắng vàng gió nhẹ đến ngay với mùa xuân, hoa lá tốt tươi. Từ chiêm nghiệm về quy luật thiên nhiên, Bác rút ra quy luật cuộc sống của con người. Trên bước đường tạo dựng sự nghiệp, ai cũng phải trải qua gian nan, thử thách, thậm chí tai ương. Có đắng cay mới có ngọt bùi, điều đó cung là một quy luật tất yếu. Những gian nan, thử thách được Bác ngầm so sánh với mùa đông khắc nghiệt. Muốn đến được với mùa xuân (thành công, hạnh phúc), bắt buộc phải đi qua nó.

Bởi hiểu rất rõ quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội nên trước sau, Bác luôn giữ vững lòng tin vào tương lai tươi sáng của cách mạng; đồng thời Người phấn đấu hết sức mình vì sự nghiệp chung. Tư tưởng chỉ đạo mọi suy nghĩ hành động của Bác là thắng không kiêu, bại không nản. Vì thế không may lâm vào cảnh lao tù, Bác vẫn giữ vững ý chí của người chiến sĩ kiên trung:

Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Gian truân, tai ương không thể cản bước Bác mà nó chỉ là những thử thách để Người rèn luyện tinh thần thèm hăng trên con đường phấn đấu, hi sinh cho dân tộc và đất nước.

Không sợ khó khăn, biết vượt lên trên sự ràng buộc của hoàn cảnh, đó là điều kiện cần thiết để rèn luyện bản thân, là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ. Đó cũng chính là chất thép trong con người Bác Hồ.

Bốn câu thơ nhẹ nhàng như một lời tự nhủ – mình nói với mình, nhưng lại có sức âm vang bởi đằng sau từng câu, từng chữ đều tự nhiên toát lên một tinh thần cách mạng, một ý chí gang thép và một nghị lực phi thường. Bài thơ là bài học lớn lao, thấm thía cho mỗi chúng ta trên đường đời.

Phân tích Chất thép trong thơ Hồ Chí Minh – Bài làm 3

Nền văn học đặc sắc là nền có nhiều tác phẩm đặc sắc,một người nghệ sĩ tài ba thì cần có nét riêng về quan điểm sáng tác của mình. Hồ Chí Minh là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam có quan điểm sáng tác rất riêng, trong thơ của người luôn có chất “thép”.

Xem thêm:  Đề đọc hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Trong thơ người đã từng viết :

“Nay ở trong thơ cần có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Trong cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân ta thì thơ văn cũng giống như một mặt trận, anh chị em được xem là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Thơ Người nói lên quan điểm ấy rất xuất sắc cho nên từ đó chúng ta có thể nói trong thơ Hồ Chí Minh rất giàu chất thép.

Trước hết chúng ta nên đi tìm hiểu lí giải định nghĩa về chất thép. Vậy chất thép là gì? Đó là thơ sáng tác mang tính chiến đấu về tư tưởng chính trị đối với bọn đi xâm lược. Không những vậy ,nó còn là sự đấu tranh kiên cường bất khuất thể hiện tinh thần dân tộc, khẳng định được ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã được biết đến với quyển nhật kí trong tù và có bao nhiêu tác phẩm thì bấy nhiêu nói lên chất thép ấy. Những vần thơ oai hùng, mạnh mẽ hùng hồn nhưng sâu lắng  được thể hiện qua đoạn thơ :

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao”

Qua những vần thơ của Người chúng ta thấy được chất thép qua việc vượt lên mọi hoàn cảnh,mọi khó khăn gian khổ để chờ ngày tự do tiếp tục hoạt động cách mạnh. Đó là tinh thần thép, người ở trong lao nhưng tinh thần ở ngoài lao với ý chí kiên cường không gì có thể quật ngã. Dù cho bị giam cầm thế nào đi chăng nữa thì bản thân vẫn lạc quan,vẫn yêu đời vượt qua hết tất cả.

Tài giỏi nhất đó là bài thơ không mang giọng thép mà vẫn mang được chất thép hào hùng một cách gián tiếp. Ẩn sau những dòng thơ hóm hỉnh, hài hước thì đó là cả một nghệ thuật chiến đấu kiên cường. Trong tù có biết bao khó khăn về vật chất,thiếu thốn về mọi thứ nhưng vẫn không hề nhụt chí ,cho dù bị xiềng xích quanh người thì Bác vẫn không hề sợ mà lấy thơ làm bạn, làm tư tưởng chiến đấu. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì những vần thơ vẫn được nảy lên :

“Rồng cuốn vòng quanh chân với tay

Trông như quan võ quấn tua quay”

KHi bị xiềng xích và tiếng của nó va đạp vào nhau thì người lại ví như rồng cuốn quanh, tạo nên một thơ so sánh độc đáo và sâu sắc

“Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung”

Đằng sau những vần thơ ấy tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó lại mang một chất thép mạnh mẽ không ai có thể ngờ tới, nó khơi dậy tinh thần đấu tranh kiên cường,bất khuất . Qua đó cho chúng ta thấy được đằng sau tiếng xiềng xích đó , Người đã tố cáo được sự  độc ác, man rợn của nhà tù ,về chế độ nhà tù Tưởng giới Thạch.

Chất thép đó còn được thể hiện qua sự hòa mình vào thiên nhiên, cho dù bị kìm kẹp bởi những gong ,xiềng xích nhưng vẫn thể hiện được khát vọng tụ do qua những câu thơ , là đó chính là chất thép trong thiên nhiên của Hồ Chí Minh :

“Mặc dù bị trói chân tay

Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng

Vui say ai cấm ta đừng

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu”

Chính những cảnh đẹp đã làm cho Người quen đi sự mệt nhọc khi bị đi đày trên đường phải lê những bước chân xiềng xích và chiếc gông trên cổ, qua đó cho thấy nhà thơ là một người có tình yêu thiên nhiên đất nước

Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc mà con là một nhà thơ rất đỗi tài ba với tinh thần thép. Đến với thơ Hồ Chí Minh chúng ta như được đắm chìm trong sự bát ngát của tình người,tình yêu thiên nhiên đất nước. Trong chiến đấu, văn chương là một vũ khí lợi hại nhất để đánh bại sự khó khăn khi ở tù và khơi dậy tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

Từ khóa từ Google

  • https://thegioivanmau com/phan-tich-chat-thep-trong-tho-ho-chi-minh

Bài viết liên quan