Phân tích bi kịch của người phụ nữ qua “Độc tiểu thanh ký” và “Chinh phụ ngâm”- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bi kịch của người phụ nữ qua “Độc tiểu thanh ký” và “Chinh phụ ngâm”

Bài làm

Người phụ nữ xưa sinh ra đã bị xã hội khoác lên người những tư tưởng trói buộc, những định kiến sâu sắc về sự “trọng nam khinh nữ”. Những người phụ nữ trong chế độ cũ thường phải sống vô cùng khép kín, không được tự quyết định hạnh phúc, tương lai của đời mình, mà luôn phụ thuộc đời mình vào người khác. Đặc biệt là người đàn ông trong gia đình.

Chính vì lẽ đó, mà số phận của người phụ nữ xưa trở thành tấm bi kịch “hồng nhan bạc mệnh” càng tài giỏi, xinh đẹp, càng lắm oan trái. Như số phận của người con gái Tiểu Thanh qua tác phẩm “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du và Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có nhan sắc, có tài sắc nhưng bị số phận ép buộc gả bán cho một người đàn ông giàu có nhưng đã có vợ con, nên nàng Tiểu Thanh chỉ được làm vợ lẽ. Nàng được chuyển tới sống một mình ở một căn lầu ở Hồ Tây ngày nay. Một mình vò võ canh thâu chịu cảnh cô đơn lẻ bóng bởi kiếp chung chồng.

Mà người xưa đã từng nói ” Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.

Xem thêm:  Giải thích câu nói của Bác Hồ có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó- văn lớp 10

Nàng Tiểu Thanh vì buồn quá mà sinh bệnh rồi qua đời. Trước khi qua đời, những bài thơ nàng viết đã bị bà vợ cả của chồng đốt hết, không để lại chút dấu tích nàng của nàng trên trần gian. Nhưng may mắn vẫn còn sót lại một vài bản thơ viết tay.

Tác giả Nguyễn Du vì cảm thương cho số phận nàng Tiểu Thanh vừa có tài có nhan sắc nhưng lại yểu mệnh nên đã viết lên bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” để tiễn vong linh nàng.

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chon vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang,

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Tuy có nhiều may mắn hơn nàng Tiểu Thanh là có gia đình hạnh phúc với chồng. Những người chinh phụ xưa lại bị cuộc chiến tranh phi nghĩa chia cắt tình cảm của đôi uyên ương. Những ngày tháng vò võ chờ chồng trong mòn mỏi, nhìn tuổi xuân đi qua như lá rụng về cội. Người chinh phụ không khỏi cảm thấy trong lòng buồn thảm, sầu vương.

Những tâm tư tình cảm, sự u uất, khi phải một mình ngồi bó gối trong căn phòng trống trải hơi người, khiến cho người chinh phụ héo hắt, già nua theo thời gian. Tâm trạng chán chường, mệt mỏi khi luôn mong ngóng một người ở phương xa không biết có được mạnh khỏe, có được toàn thây trở về hay giữa chiến trường ác liệt người đi đi mãi không về, khiến cho người chinh phụ ngày nhớ đêm mong.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Văn lớp 8

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phơ phất rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Người chinh phụ cảm thấy trong lòng vô cùng bất an, khi mong ngóng tin chồng nơi xa. Nỗi buồn rầu chẳng nói nên lời, xa ngóng vào trông, ngày đêm mòn mỏi.

Nếu như bi kịch của nàng Tiểu Thanh là do chế độ đa thê của xã hội phong kiến mang lại, thì nỗi buồn người chinh phụ lại do chiến tranh phi nghĩa gây ra.

Bi kịch của nàng Tiểu Thanh và nàng chinh phụ, khác nhau nhưng họ đều rơi vào những tấm bi kịch của cuộc đời, đều do chế độ xã hội cũ gây ra khiến cho cuộc sống của họ không được trọn vẹn, hạnh phúc.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan