Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ một nhà chính trị để lại nhiều tên tuổi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ông là một người có tài học vấn uyên bác, từng làm quan lớn trong thời phong kiến nhưng do ông có nhiều bất đồng với quan lại thời đó nên ông đã từ quan lui về ở ẩn, chọn cuộc sống an nhàn, hưởng thụ thú vụ tạo nhã uống trà và chơi cờ tướng, hòa mình với thiên nhiên.

Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết rất nhiều bài thơ về thiên nhiên con người Việt Nam trong thời kỳ ông sống. Nhưng, bài thơ để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc chính là bài thơ “Nhàn”

Nội dung bao quát toàn bài thơ đã được nhan đề của bài thơ làm sáng tỏ. Nó thể hiện sự thanh nhàn trong tâm hồn tác giả khi không còn những đấu đá, bon chen như hồi còn làm quan trong triều đình. Sự an nhàn trong tâm hồn chính là điểm nhấn của bài thơ. Tác phẩm mang tới cho người đọc sự yên ả, thảnh thơi, thư giãn, thổi vào tâm hồn người đọc một làn gió mát dịu nhẹ làm tan chảy cái nóng oi nồng giữa trưa hè oi ả. Mở đầu bài thơ tác giả đã viết hai câu thơ đề rất giản dị, mộc mạc:

Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Điệp từ “Một’ được tác giả nhắc lại tới ba lần trong một câu thơ, tuy là một nhưng trong câu thơ lại không thể hiện sự cô đơn mà nó lại toát lên sự nhàn hạ, thanh bình, khoan khoái của một người nông dân vác cần đi câu. Câu thơ toát lên vẻ giản dị gần gũi của một con người gắn bó với đồng ruộng, hình ảnh chiếc “cuốc” chắc hẳn nếu chúng ta ai đã từng ra đồng cũng đều cảm thấy gần gũi, thân thương.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư

Cuộc sống giản dị này chính là mơ ước của nhiều người dân muốn có được trong thời kỳ phong kiến phải làm thuê làm mướn cho địa chủ, bá hộ. Và nó cũng chính là mơ ước của tác giả khi cáo quan về quê làm một người nông dân thực sự vui thú với đồng áng, thiên nhiên làm công việc tay chân nặng nhọc nhưng tinh thần thì luôn vui vẻ tràn đầy năng lượng sống.

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Trong hai câu thơ này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc họa chân dung và tính cách con người mình một cách vô cùng sinh động tự nhiên. Tác giả còn sử dụng những từ trái nghĩa để làm nổi bật lên ý nghĩa sâu sắc của câu thơ “ta dại” tìm nơi “Vắng vẻ” “người khôn” tìm chốn ” xôn xao”. Hai cụm từ “vắng vẻ” và “xôn xao” thể hiện sự ngược nghĩa nhau nhưng thể hiện quan điểm sống của tác giả vô cùng mạnh mẽ.

Dù người đời có chê cười nhạo tác giả về hành động cáo quan về ở ẩn, cho rằng đó là hành động điên rồ, dại dột của một người không có tư duy. Bởi trong thời đó ai đỗ đạt có học thức đều muốn được ra làm quan, được phụng sự triều đình. Nhưng riêng với Nguyễn Bỉnh Khiêm một con người tài học vấn uyên bác, suy nghĩ sâu xa thì việc làm quan thật mệt mỏi và đau đầu. Trong một cơ chế xu nịnh, “gần vua như gần hổ” chỉ một câu nói không vừa ý vua hoặc các quan lớn thì ngay lập tức tính mạng của ông, thậm chí cả dòng họ nhà ông bị nguy hiểm, thì việc cáo quan về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sáng suốt.

Xem thêm:  Phân tích bài Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Tuy nhiên, những hành động này bị bọn người tham vinh hoa phú quý cười chê, nhạo báng bởi cho rằng ông thật “dại”. Chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm biết mình có dại hay không dại, có lẽ trong cuộc sống của mỗi con người mục tiêu đích đến của từng người không giống nhau. Do đó, sự khôn dại của mỗi con người cũng không thể nào suy xét giống nhau được.

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Trong hai câu thơ này thể hiện sự sung sướng an nhàn của tác giả sau khi về ở ẩn. Một bức tranh đồng quê yên vui thanh tịnh, thể hiện sự khoan khoái lạc quan trong sâu thẳm tâm hồn tác giả.

Trong hai câu thơ này tác giả đã nhắc tới đầy đủ 4 mùa trong một năm, và mùa nào tác giả cũng có những niềm vui riêng dành cho mình. Mùa thu thì măng, mùa đông thì được ăn giá. Mùa xuân thì được thả mình trong hồ sen, của mùa hè thì được tắm ao cá. Cảnh sắc thôn quê thật là đẹp, thật nên thơ hữu tình, Nguyễn Bỉnh Khiêm tha hồ hưởng thụ, bỏ qua những hỷ- nộ- ái- ố chốn quan trường.

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài lòng. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá.

Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phóng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

Xem thêm:  Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.

Bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp mang nhiều màu sắc tươi mới, khí thế sức sống mãnh liệt. Nó thể hiện sự thanh nhàn, một tâm hồn tươi vui sống hòa mình hưởng thái bình của tác giả, khiến cho người đọc phải ngưỡng mộ với cuộc sống thanh nhàn của ông.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan