Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi – văn lớp 10


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn trong phong trào thơ ca cổ đại của nước ta. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay trong đó bài “Cảnh ngày hè” được ông sáng tác trong những ngày lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Đây là bài thơ miêu tả lại bức tranh phong cảnh mùa hè tại quê hương Việt Nam vô cùng đặc sắc, gửi gắm trong đó là những nỗi niềm thầm kín sâu xa của tác giả.

Trong câu thơ đầu tác giả đã nói lên sự thanh nhàn, thoát trần thế của con người, trong hoàn cảnh thoái lui trốn quan trường “Gần vua như gần hổ” tránh xa thế tục để hưởng thụ cuộc sống của một người nông dân bình dị

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Trong câu thơ này tác giả Nguyễn Trãi đang thể hiện việc mình ngồi dưới gốc cây cổ thụ bóng mát, tâm trạng khoan thái thư thái. Những việc đau đầu mưu sự xa xôi ông không còn toan tính nữa. Sự mộc mạc, bình dị trong cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, được ông tận hưởng mỗi ngày. Khi sử dụng từ “rồi” tác giả muốn nói đến một sự việc đã được hoàn thành, một sự thật không có gì có thể thay đổi được nữa

Được sống với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Tác giả có cơ hội hòa mình gần gũi với thiên nhiên. Ông say mê, hứng thú với sự nhàn nhã này. Trút bỏ mọi ưu phiền, mọi tranh đấu những lo toan về nhân tình thế thái, giờ đây Nguyễn Trãi chỉ muốn được sống cho mình, một cuộc sống thật sự vui thú điền viên hưởng thái bình.

Xem thêm:  Khi bàn về chủ đề “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay” có ý kiến cho rằng: “Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả”. Anh (chị) có ý kiến gì về quan niệm trên

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

Cảnh ngày hè thật rực rỡ và nhiều sức sống nó thể hiện qua những bông hoa lựu đỏ. Mùi thơm của hoa sen trong vườn tất cả đều tạo thành một bức tranh mùa hè vô cùng đặc sắc, làm ngây ngất đắm say lòng người. Qua mắt nhìn của tác giả Nguyễn Trãi tất cả đều đẹp tràn đầy sức sống, điểm tô cho cuộc sống của con người những dư vị vô cùng độc đáo, khiến con người cảm thấy khoan khoái, và tràn đầy năng lượng, tinh thần tươi ham sống

Qua những khung cảnh xung quanh tác giả cũng muốn thể hiện những tình cảm ẩn chứa trong lòng mình một cách kín đáo nhưng sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Trong hai câu thơ này thể hiện sự bình yên, thái bình thịnh vượng của người dân thời đó. Phiên chợ đông vui, nhộn nhịp người mua bán, thể hiện cuộc sống lúc đó đang trong thời kỳ sung túc, không có chiến tranh, không có xâm lăng, binh đao, đạn lửa….nên người dân có thể đi chợ buôn bán, chăm lo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mình. Thông qua hình ảnh phiên chợ vùng nông thôn hưng thịnh tác giả đã gửi gắm tình cảm của mình vào tình yêu quê hương đất nước.

Xem thêm:  Cảm nhận đoạn Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Cuộc sống của người dân ngày càng no đủ, niềm vui ngập tràn đây là mong ước của bất kỳ vị vua quan lại nào nếu có tâm với dân chúng và thật sự là một vị vua quan “tồi”. Nguyễn Trãi đã nhắc tới Nguyệt cầm trong thời kỳ của Vua Nghiêu và vua Thuấn là hai vị vua có nhiều tài đức làm cho đất nước ta dưới thời kỳ cai trị của hai vị vua này vô cùng thái bình thịnh trị.

Chính vì vậy, trong những câu thơ này tác giả Nguyễn Trãi muốn lồng thêm tiếng cung đàn của vua Thuấn để tăng phần ấm no, hạnh phúc của người dân. Những mơ ước này cho chúng ta thấy Nguyễn Trãi là người có lòng nhân văn cao thượng, luôn muốn những người dân nghèo khổ được sống sung túc thái bình.

Ước mơ của ông là ước mơ vĩ đại của một vị quan có tài có đức, sống ngay thẳng. Lại nói thêm trong giai đoạn Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn do ông có tư tưởng khác với vua thời đó nên bị cắt chức quan. Nhưng điều này cho thấy Nguyễn Trãi dù không làm quan lui về ở ẩn nhưng ông vẫn luôn canh cánh một lòng hướng tới dân chúng vô tội, vẫn thầm mong người dân có cuộc sống thịnh vượng, no đủ.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua

Qua bài thơ “Cảnh ngày hè” người đọc có thể cảm thông nỗi niềm, của tác giả dù ở Con Sơn rất xa kinh thành thời đó nhưng ông vẫn một lòng yêu nước thương dân. Ông yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp trên mọi miền quê hương của tổ quốc.

Chính sự hòa mình vào thiên đã giúp cho Nguyễn Trãi yêu đời trở lại, tránh xa những ủy mị bi quan, mà vững vàng thanh thản sống tiếp. Tuy nhiên, dù phong cảnh thiên nhiên ngày hè có đẹp làm đắm say lòng người như thế nào thì trong tâm trí tác giả vẫn nhớ tới những người dân vô tội, vẫn ước mong cho người dân của mình có một cuộc sống bình yên, thư thái được sống cảnh thái bình thịnh vượng.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan