Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành tác phẩm “Đại Việt sử lược”- văn lớp 10
Đề bài: Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành tác phẩm “Đại Việt sử lược”
Bài làm
Tác phẩm Đại Việt sử lược là một bộ sách vô cùng quý hiếm của dân tộc ta. Nó là một di sản quý báu của nền văn học nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm được tác giả của bộ sách quý hiếm này. Đoạn trích này chủ yếu nói về nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành một đại thần của triều đình nhà Lý có nhân cách tốt đẹp và tài năng hơn người.
Trong trích đoạn này tác giả chủ yếu khắc họa nhân vật Tô Hiến Thành bằng việc kết hợp giữa lời nói với những hành động của ông. Tác giả chủ yếu tập trung vào kể những lời nói của Tô Hiến Thành trước khi ông qua đời
Người viết lại lịch sử đã lựa chọn những tình tiết tiêu biểu trong cuộc đời của nhân vật để làm nổi bật được nhân cách hơn người, thể hiện sự cao quý của ông. Đồng thời cũng thể hiện sự phức tạp trong nội bộ triều đình lúc đó.
Tô Hiến Thành được thể hiện trong hoàn cảnh triều chính nhiễu nhương, nhiều vấn đề đấu đá phe cánh phức tạp.
Sau khi vua Lý Anh Tông mất thái tử Long Cán lên ngôi khi mới hai tuổi lấy hiệu là Lý Cao Tông. Lúc đó Tô Hiến Thành đang là tể tướng phải ra phụ giúp triều chính cho ấu chúa.
Nhưng Thái hậu Đỗ Thụy Châu muốn lập Long Sưởng lên ngôi nhằm đảm bảo quyền lực cho mình.Những mâu thuẫn gay gắt bắt đầu nảy sinh từ đây.
Nội bộ triều đình nhiều rối ren, Thái hậu muốn phế Long Cán nhưng Tô Hiến Thành không đồng ý mà muốn giúp ấu chúa giữ vững ngai vàng của mình. Thái hậu là người có nhiều mưu mô, tham vọng nên đã sử dụng nhiều thủ đoạn để lôi kéo, dụ dỗ rồi ép Tô Hiến Thành buộc ông làm theo ý mình thực hiện một việc trái đạo lý, trái di chúc của tiên đế. Nên Tô Hiến Thành không tuân theo.
Vậy là xung quanh việc phế lập Long Cán đã diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa một bên là Tô Hiến Thành và một bên là Thái hậu. Thái hậu có nhiều tham vọng. Bà đã dùng mọi thủ đoạn từ dụ dỗ, mua chuộc đến thách thức, dọa nạt để ép Tô Hiến Thành buộc phải làm theo ý bà, thực hiện một việc trái với đạo lí quân thần, trái với di chúc của Tiên đế. Cách ứng xử của Tô Hiến Thành đã thể hiện được bản lĩnh vững vàng của một bậc đại thần và nhân cách trong sáng của một nhà Nho.
Thái hậu cảm thấy việc thuyết phục Tô Hiến Thành không ổn nên đã chuyển sang thuyết phục phu nhân của ông. Thái hậu mang nhiều lụa là gấm vóc ra để lấy lòng phu nhân Tô Hiến Thành. Tuy nhiên, khi nghe vợ nói Tô Hiến Thành đã dùng đạo lý làm người để giải thích cho vợ hiểu việc đạo lý nên làm ở đây là việc gì không nên vì của cải nhất thời làm cho mờ mắt.
Cảm thấy lấy lòng Tô Hiến Thành không được nên Thái hậu chuyển sang dọa dẫm ông. Nói ông tuổi cao sức yếu khó mà phò trợ ấu chúa được.
Rồi bà quay sang dụ ngọt Tô Hiến Thành nói sẽ chia sẻ giang sơn cùng ông. Nhưng Tô Hiến Thành đã dùng đạo đức để từ chối.
Cuối cùng Thái hậu vẫn liều lĩnh làm theo ý mình cho Long Sưởng lên tự lập làm vua, để Tô Hiến Thành thấy ngại hoặc do cả nể thái hậu mà rút lui. Nhưng Tô Hiến Thành đã dùng luật pháp trừng trị kẻ làm trái di mệnh của tiên đế. Ông đã chặn đứng mọi âm mưu phản nghịch của Thái hậu và giữ vững kỷ cương phép tắc của đất nước. Quyết tâm phò trợ ấu chúa giữ vững ngai vàng của mình theo như di nguyện của tiên đế trước lúc qua đời.
Bằng ngôn ngữ sắc sảo của mình tác giả của Đại Việt sử lược đã phác họa thành công nhân vật Tô Hiến Thành là một vị quan thanh liêm, chính trực, không tham vinh hoa phú quý, trung thành với nhà vua, trước sau như một nhất quán. Qua đây ta cũng thấy được tài thao lược cũng như ý chí kiên định của nhân vật này.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu