Phân tích bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày…”- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày…”

Bài làm

Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.

Kho tàng ca dao tục ngữ dân gian của nước ta vô cùng phong phú đa dạng, nó thể hiện những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của người nông dân lao động gửi gắm vào trong những câu thơ.

Thể hiện những mong ước tình cảm lứa đôi nam nữ. Trong thời phong kiến xưa người con gái không được tự do yêu đương mà sống trong những phép tắc đạo lý, vô hình “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Người con gái sống trong gia đình phải tuân theo tam tòng tứ đức, không phải muốn làm gì thì làm như thời đại hiện nay.

Bài ca dao thể hiện tình cảm của đôi uyên ương đang yêu, những nhớ nhung da diết không thể nói thành lời. Bài ca dao được viết theo cảm hứng bất chợt thể hiện những cảm xúc bộc phát trong lòng tác giả bất ngờ không có sự tính toán.

Trong ca dao đây không phải lần đầu người xưa viết lên những tâm sự tình cảm lứa đôi bất chợt như vậy, mà còn có rất nhiều bài khác được viết dưới dạng phong cách, ngôn ngữ tương tự như bài ca dao sau:

Xem thêm:  Niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và tư tưởng nhân văn của Trương Hán Siêu thể hiện trong Phú sông Bạch Đằng

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.

Trèo lên cây gạo cao cao,

Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.

Trong bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày” thể hiện những tình tiết vô cùng vô lý, phi thực tế nhưng lại vô cùng có lý với tâm trạng thất thần, vẩn vơ vơ vẩn không tập trung vào việc gì mình đang làm của người con trai đang mắc bệnh tương tự. Đang mong nhớ người yêu của mình, sự lo lắng cho tương lai của hai người gặp trắc trở khiến người con trai trèo lên cây khế mà mất tới nửa ngày.

Những câu còn lại của bài ca dao thể hiện sự chua xót của chàng trai khi tình yêu bị ngăn cản, cách trở. Tình yêu của người con gái vô cùng sâu nặng, nhưng không được chấp nhận, hai người có duyên nhưng lại chẳng bao giờ có thể nhìn thấy nhau như Sao Mai và Sao Hôm.

Một ngôi sao mọc buổi sáng và một ngôi sao chỉ thấy xuất hiện trong buổi tối. Thật ra khoa học đã chứng minh rằng hai ngôi sao này thực chất chỉ là một thôi, nhưng xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau trong ngày. Nhưng do thời xưa ông cha ta chưa phát triển về khoa học nên họ nhầm tưởng đó là hai ngôi sao khác nhau và đặt cho nó là Sao Mai và Sao Hôm

Xem thêm:  Dàn bài: Phân tích 10 câu thơ đầu trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm

Tình yêu của người con trai và người con gái trong bài ca dao này được ví như hai ngôi sao đó cả đời ngăn cách không thể nào thấy mặt nhau, dù có vượt cả bầu trời thì tình cảm của họ cũng luôn bị chia rẽ.

Danh xưng “Ta” và “Mình” thể hiện sự thân thiết gắn bó trong hai con người, thể hiện sự gần gũi thân thiết như vợ chồng trong tâm tưởng người con trai luôn coi người con gái mình yêu thương là một phần cuộc sống.

Cách xưng hô này thể hiện sự nồng nàn yêu thương. Yêu nhau nhiều như vậy nhưng không thể nào vượt qua những cách trở, trái ngang để tìm đến với nhau, khiến cho người con trai cảm thấy xót xa “trèo lên cây khế nửa ngày” thể hiện tâm trạng thẫn thờ, ra ngẩn và ngơ như người mất hồn.

Thông qua bài ca dao người xưa muốn lên án tố cáo tội ác của chế độ phong kiến khi chia rẽ tình cảm nam nữ. Tình cảm lứa đôi, khi bắt người con trai và con gái đang yêu phải chia lìa xa rời vì những phong tục cổ hủ lạc hậu.

Bài ca dao thể hiện tình cảm chân thực, vô cùng cảm động của người con trai đang yêu đang tương tư tới người mình thương nhớ, tới mức vô hồn không làm được việc gì tập trung.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan