Phân tích bài ca dao sau “Bắc thang lên tận cung mây, Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời …”- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bài ca dao sau “Bắc thang lên tận cung mây, Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời “

Bài làm

Hình ảnh chú Cuội ngồi ôm gốc đa, chăn trâu đã trở thành hình ảnh dân gian vô cùng gần gũi quen thuộc với trẻ thơ của Việt Nam. Đặc biệt là mỗi dịp ngày lễ Trung Thu, ngày trăng tròn nhất của mùa thu vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, thì sự tích chú Cuội ngồi gốc đa lại được các bà, các mẹ kể cho con cháu mình nghe.

Bắc thang lên tận cung mây,

Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?

Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:

Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc cây.

Qua bài ca dao này ông bà ta ngày xưa muốn khuyên nhủ con cháu mình phải chân thật, trung thực thật thà, không nên nói dối sẽ chịu phạt giống như chú Cuội phải ngồi gốc đa cả đời

Sự tích chú Cuội ngồi ôm gốc đa hiện nay trong dân gian có hai phiên bản khác nhau. Phiên bản thứ nhất là chú Cuội vốn làm nghề thầy thuốc chữa bệnh cứu người. Trong nhà có một cây đa quý như thuốc tiên chữa bách bệnh.

Một hôm, Cuội đi vắng dặn dò vợ ở nhà tưới nước cho cây phải tưới nước sạch nhưng vợ Cuội quên mất lời chồng dặn nên đã tưới nước bẩn khiến cây thiêng bật rễ bay lên trời đúng lúc đó Cuội về tới nhà vì muốn níu kéo cây thiêng nên ôm gốc cây kéo lại. Nhưng cả người và cây đều bay lên cung trăng.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa ngữ văn 10

Phiên bản thứ hai chính là chú Cuội hay nói dối. Đi chăn trâu cho nhà chú thím, thì làm thịt trâu của người ta rồi lấy cái sừng cắm xuống ruộng nói với lũ trẻ trong làng về báo tin cho chú thím mình là trâu chui xuống đất.

Thím đi tắm ngoài sông nhưng Cuội lại chạy đi báo với chú rằng thím bị chết đuối khiến cho xóm làng và gia đình được phen điên đảo bảo tính nói dối của Cuội.

Để trừng phạt tính hay nói dối của Cuội người làng mới buộc Cuội vào gốc đa trên cung trăng, bắt ở đó chăn trâu cắt cỏ cả đời, không cho xuống trần gian phá rối.

Trong bài ca dao này thể hiện tính cường điệu, phóng đại của người xưa khi có thể bắc thang lên trời, đó là chuyện phi thực tế. Nhưng người xưa muốn thể hiện sự kỳ diệu của trí tưởng tượng mà nói chuyện cùng con cháu nhằm tăng tính huyền bí, thần kỳ.

Bắc thang lên tận cung mây,

Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?

Hai câu ca dao này gợi mở vấn đề giúp con người lý giải về hiện tượng thiên nhiên ta thường thấy trong thực tế vào những đêm trăng tròn, nhìn lên cung trăng xuất hiện bóng một cái cây.

Theo như thực tế các nhà khoa học lý giải thì nó là vết sẫm trên mặt trăng do mặt trời và ánh sáng tạo ra. Nhưng người xưa không có cách nào lý giải những hiện tượng thiên nhiên kỳ bí đó bằng khoa học, nên họ đã đùng trí tưởng tượng thông minh của mình để lý giải nó.

Xem thêm:  Bình luận câu cổ ngữ: “Ngọc vô cùng qúy giá, nhưng ngọc tâm hồn còn qúy giá hơn nhiều"

Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:

Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc cây.

Câu trả lời của Cuội thể hiện Cuội là người vô cùng cá tính, tinh nghịch và thông minh nên có thể đối đáp nhanh lẹ. Nó cũng nói lên bản chất con người Cuội vốn là chú bé thông minh, vì thông minh lại nghịch ngợm nên Cuội đã làm cho làng xóm nhiều phen điên đảo bởi tính hay nói dối của mình.

Về sau, trong dân chúng thường lấy Cuội như một nhân vật thể hiện cá tính hoạt ngôn, hay nói dối “Nói dối như Cuội” nhằm phê phán những con người không tốt thiếu trung thực. Cha mẹ muốn giáo dục con cái thật thà, ngay thẳng nên thường lấy nhân vật dân gian này ra để giáo dục con cái mình một bài học sâu sắc.

Nhưng trong thực tế, thì Cuội tuy có tật nói dối bị phật ôm gốc đa cả đời nhưng thực chất Cuội là người thông minh, và có lòng chính nghĩa bởi chú thím Cuội là người vô cùng keo kiệt và độc ác, luôn muốn đẩy cháu mình và chỗ khó, chỗ chết nên Cuội mới tìm cách trả đũa cho chú, thím một bài học mà thôi.

Nhưng do Cuội nói dối nhiều nên người ta thường lấy Cuội ra để giáo dục con cháu như một người xấu, không nên học tập, làm cho hình ảnh Cuội bị thay đổi méo mó đi ít nhiều, không thật sự đúng bản chất của Cuội trong dân gian.

Xem thêm:  Những suy nghĩ về tài nguyên nước hiện nay

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan