Phân tích bài ca dao “Muối ba năm muối đang còn mặn..”- văn lớp 10


Đề bài: Phân tích bài ca dao “Muối ba năm muối đang còn mặn..”

Bài làm

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Bài ca dao này thể hiện tình cảm đôi lứa gắn bó mặn nồng, tình cảm vợ chồng thủy chung trước sau như một không có gì có thể chia cắt được tình cảm giữa đôi nam nữ khi họ đang yêu thương, nhớ nhung da diết.

Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh vô cùng quen thuộc với người nông dân xưa đó là muối và gừng, là hai loại gia vị tồn tại trong mỗi gia đình khi cần thêm nếm cho mỗi món ăn của mình được đậm đà ngon miệng hơn.

Muối là một loại gia vị rất cần thiết cho mọi người mọi nhà, đặc biệt là muối iot bởi nếu thiếu muối có thể gây rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người như bệnh biếu cổ.

Muối là một loại được kết tinh từ nước biển, vô cùng mặn thể hiện sự đậm đà của tình cảm con người, sự chung thủy gắn bó không gì có thể làm nhạt phai tình cảm sâu đậm của họ. Muối ba năm muối hãy còn mặn, thể hiện thời gian dù có dài cỡ nào cũng chưa thể nào làm phai nhạt tình cảm của đôi uyên ương.

Xem thêm:  Đề thi kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Gừng là loại gia vị chống lạnh giá, giúp con người sưởi ấm cơ thể trong những ngày đông buốt giá, gừng có độ cay nóng làm cho các món ăn lạnh như cá hay hải sản những đồ ăn có tính hàn cao trở nên ngon hơn, có độ cân bằng âm dương giữa lạnh- nóng để không bị đau bụng, tiêu chảy. Gừng cũng là gia vị thường thấy trong mỗi gia đình mà con người Việt Nam ai cũng có thể sử dụng và biết tới.

Bài ca dao sử dụng hình ảnh muối và gừng là những hình ảnh quen thuộc, đây không phải lần đầu tiên người xưa sử dụng hai loại gia vị này để nói lên tình cảm nam nữ, tình cảm gia đình, vợ chồng

Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Gừng và muối những gia vị có đặc tính mạnh mẽ, thể hiện cho sự đậm đà của tình cảm, sự gắn bó thủy chung trước sau như một của con người với nhau.

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hai từ “đôi ta” thể hiện sự gắn bó mật thiết với nhau, tuy hai người hai thân thể hoàn toàn khác nhau nhưng cũng như là một mà thôi, tác giả xưa đã sử dụng những từ ngữ giản dị, gần gũi để thể hiện sự gắn bó của hai con người với nhau. Thể hiện sự gắn bó keo sơn, thân thiết giữa con người với con người

Xem thêm:  Hiện tượng nói tục trong học sinh hiện nay

Trong bài ca dao thể hiện sự chung thủy đợi chờ của người con gái với người con trai khi hai người phải xa cách. Nó như một lời khẳng định chắc chắn về sự thủy chung chờ đợi của người con gái với chàng trai của mình, thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng không gì có thể lay chuyển được.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan