Phân tích bài ca dao “Bao giờ cho đến tháng ba, ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…”- văn lớp 10
Đề bài: Phân tích bài ca dao “Bao giờ cho đến tháng ba, ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”
Bài làm
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nước ta có một loại hơi khác biệt đó là thể loại đồng dao. Đồng dao gần giống như dân ca nhưng thường được viết cho trẻ con đọc hoặc hát chơi khi đi làm việc. Hoặc túm năm tụm ba trong xóm làng, những ngày lễ hội
Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà be rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi đánh diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông
Bài đồng dao trên thể hiện những sự ngược đời không bao giờ có thể xảy ra trong tự nhiên. Thông qua đó, nói lên ước mơ của người sáng tác bài đông dao này muốn chế giễu những hiện thực phi lý trong đời sống xã hội của con người.
Trong cấu trúc của bài ca dao thể hiện sự liên kết giữa sự việc này với sự việc kia tạo thành những sự kiện vô cùng thú vị, hấp dẫn người đọc. Bài đồng dao mở đầu bằng câu ” Bao giờ cho tới tháng ba. Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”.
Như chúng ta đã biết trong tự nhiên loài rắn là loài độc ác thường xuyên giết những con vật hiền lành để ăn thịt như “Ếch, gà, cóc..chứ chưa bao giờ có chuyện ếch có thể cắn cổ rắn. Chính vì vậy, bài đồng dao thể hiện sự phi lý, phi thường về những sự vật hiện tượng trong tự nhiên bị đảo lộn.
Nghệ thuật nói ngược, là cho bài đồng dao vô cùng đặc biệt ” một chục quả hồng ăn lão tám mươi” xưa nay chỉ có người ăn hồng, chưa bao giờ có quả hồng ăn người.
Nếu xét theo tính báo chí thì bài đồng dao này vô cùng thu hút lượt like và comment bởi nó giật gân, câu khách, đưa ra những tin tức hoàn toàn mới lạ với những điều bình thường thu hút người đọc tò mò vào xem.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi đánh diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.
Trong cuộc sống của người dân thường ngày hay đi bắt lươn, Trũm lươn là việc làm rất bình thường của những em nhỏ sống ở miền quê, những cảnh trâu bò ăn lúa, nhưng trong bài đồng ca này mọi thứ dường như đảo ngược hết cả.
Những câu thơ hóm hỉnh, gây cười, tạo ra cái nhìn tươi mới cho những sự vật hiện tượng thường thấy trong tự nhiên. Thông qua bài đồng dao này tác giả xưa muốn tạo ra những tiếng cười mỉa mai đối với những sự vật hiện tượng ngược đời, khiến cho con người ta phải suy ngẫm.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu
Từ khóa từ Google
- Hum nam cho lon liem long ech cap co ran tha ra ngoai đong