Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”-văn lớp 10
Đề bài: Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Bài làm
Trong những năm đầu thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến của đất nước ta rơi vào tình trạng hỗn loạn, khi cuộc nội chiến xảy ra phân chia nước ta thành hai miền với hai triều đại khác nhau. Chiến tranh liên miên, nhiều gia đình có con trai đều phải cho đi lính, những người vợ, người mẹ, người yêu ở nhà chờ chồng, chờ con trong nỗi nhớ nhung mòn mỏi. Trong bối cảnh đó đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã được sáng tác để nói họ những tình cảm của người chinh phụ khi phải rời xa người chồng, người yêu của mình.
Đồng thời đoạn trích cũng tố cáo tội ác của tầng lớp phong kiến thời đó vì quyền lợi của nhóm bộ phận nào đó mà đẩy người dân tới cuộc chiến tranh phi nghĩa nội chiến tương tàn đẫm máu
Người chinh phụ xuất hiện như mơ như thực, khi nửa đêm thức giấc, bất chợt cảm thấy lòng buồn man mác, nhớ tới người đàn ông của mình đang ở phương xa phải chịu cảnh nước sôi lửa bỏng, chiến tranh có thể mất mạng bất cứ lúc nào
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Hành động của người chinh phụ là hành động vô thức không chuẩn bị trước, như người mộng du cứ đêm đêm bừng tỉnh giấc ngủ rồi buồn hiu hắt, buông tấm rèm của một cách hững hờ. Trong mắt người chinh phụ chẳng có điều gì đọng lại bởi tâm trí, đầu óc của người phụ nữ này đều chứa dựng hình ảnh người chồng ở nơi phương xa. Hình ảnh người chồng khiến cho người chinh phụ ra ngẩn, vào ngơ thần thờ vô định, ngồi đó, đứng đó nhưng chỉ như một cái xác không hồn mà thôi.
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Hoa đèn kia với bóng người khác thương”
Trong hai câu thơ tiếp theo này thể hiện nỗi buồn tương tư của người chinh phụ khá nặng lòng. Tâm trạng thê lương thể hiện trong cái nhìn của người con gái thấy mọi thứ đều buồn đều ủ rũ. Sự chờ đợi người chồng nơi phương xa ngày càng dài hơn, không có tin tức, không báo hiệu ngày về khiến cho người con gái nơi quê nhà chỉ biết héo hon chờ đợi.
“Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
Từng ngày người chinh phụ phải sống trong nỗi nhớ, chờ đợi vô vọng khiến cho tâm trạng của người phụ nữ trở nên buồn chán, gắng gượng, “Hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, sắt cầm gượng gảy mà sao không che được sự ưu phiền thể hiện trong tâm hồn …
Trong những câu thơ này thể hiện sự chán chường, mệt mỏi, thể hiện sự buông xuôi trong hành động của người chinh phụ. Nỗi nhớ chồng da diết, khiến cho người chinh phụ sống mà như đã chết, ước mong gặp mặt mà sao quá xa vời,
“Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Trong những câu thơ này người xưa đã khéo léo sử dụng hình ảnh so sánh để diễn tả những thay đổi mãnh liệt, của thiên nhiên cũng như trong nội tâm của người chinh phụ. Người chinh phụ không còn chịu đựng được sự mòn mỏi chờ tin vô vọng. Sự buồn chán, thất vọng đã khiến cho người chinh phụ nhìn thấy cảnh vật xung quanh mình trở nên đổi khác. Sự giằng xé tâm hồn, suy nghĩ của người chinh phụ, niềm tin và hy vọng của người phụ nữ thương chồng đã bị thời gian kéo dài làm cho mòn mỏi.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!”
Hai câu thơ cuối này thể hiện sự đau đớn, tâm trạng chán chường ủ ê của người chinh phụ khi mỗi ngày đều mong ngóng tin chồng nơi chinh chiến nhưng mọi tin tức đều bặt vô âm tín, khiến cho người phụ nữ cảm thấy mình sống như một cây khô héo không còn sức lực chỉ còn nỗi đau đớn xót xa bủa vây cuộc sống xung quanh
Đoạn trích này đã lên án chiến tranh phi nghĩa, làm chia cắt nhiều gia đình, khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh tan nát, sinh ly tử biệt. Nhiều người phụ nữ có chồng mà cũng như không suốt ngày sống cảnh lạnh lùng “Chăn đơn gối chiếc” héo hắt chờ tin đánh trận nơi xa. Qua đoạn trích này ta thấy được giá trị nhân văn sâu sắc của nó và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn tới nền thi ca Việt Nam.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu