Một trong những nội dung lớn của văn học trung đại là nội dung yêu nước. Qua các sáng tác thơ phú thời Lí Trần (Vận nước – Pháp Thuận, Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu, … ) hãy làm sáng tỏ nhận dịnh trên


Một trong những nội dung lớn của văn học trung đại là nội dung yêu nước. Qua các sáng tác thơ phú thời Lí Trần (Vận nước – Pháp Thuận, Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu,… ) hãy làm sáng tỏ nhận dịnh trên

Gợi ý

Có thể nói, cùng với cảm hứng nhân đạo, yêu nước là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt chiều dài lịch sử của văn học trung đại. Nhưng nếu như cảm hứng nhân đạo được thể hiện tập trung hơn cả ở giai đoạn cuổì thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX thì cảm hứng yêu nước lại đậm nét hơn ở những thế kỉ XIII – XIV với những sáng tác tiêu biệu như Vận nước (Pháp Thuận), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn).

Trong lịch sử dân tộc, thời đại Lí Trần là thời đại có khá nhiều dấu son chói lọi. Tên đế quốc phong kiến sừng sỏ nhất thời bấy giờ cũng phải chịu thất bại trước sức mạnh vô song của quan quân triều Trần. Cảm hứng yêu nước của các tác giả được khơi lên từ chính những sự kiện lịch sử có thật và luôn được biểu hiện một cách đậm nét trong các sáng tác.

Đỗ Pháp Thuận là một nhà tu hành theo đạo Phật nhưng ông lại là người có tinh thần nhập cuộc rất lớn. Với kiến thức uyên bác và tài thơ văn, ông thường tích cực tham gia vào việc xây dựng nhà Tiền Lê. Thực chất bài thơ Quốc tậ là câu trả lời ngắn gọn mà sâu sắc của Đỗ Pháp Thuận đáp lại câu hỏi của vua Lê Đại Hành về vận nước.

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình.

(Vận nước như dây mây leo quấn quýt, ở cõi trời nam mở ra cảnh thái bình.)

Trong hai câu đầu nay Đỗ Pháp Thuận đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Cách so sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt vừa nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự dài lâu, phát triển thịnh vượng. Câu thơ khẳng định vận may của đất nước đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước. Hai câu thơ phản ánh tâm trạng phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan.

Đến hai câu sau:

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

(Vô vi ở nơi cung điện,

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh)

Điều tác giả muốn hướng tới là đường lối trị nước. Vô vi theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với qui luật tự hhiên. Trong bài thơ, hai chữ vô vỉ được viết theo tinh thần Nho giáo. Người lãnh đạo dùng đạo đức của bản thân để cảm hoá dân, khiến cho dân tin phục. Khi dân đã tin phục thì xã hội tự đạt được trạng thái trị bình, vua không phải làm gì hơn. Khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên vô vi tức là thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị, lấy đức mà giáo hoá dân. Được như thế thì đất nước thái bình, thịnh trị, không còn nạn binh đao, chiến tranh.

Từ bài thơ, có thể thấy lòng yêu nước của Đỗ Pháp Thuận được thể hiện ở ý thức trách nhiệm, niềm lạc quan vào tương lai của đất nước. Cao hơn, lòng yêu nước gắn liền với khát vọng hoà bình của con người thời đại bấy giờ. Vận nước xoay quanh hai chữ thái bình mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ thái bình. Đỗ Pháp Thuận đã thay mặt hết thảy mọi người dân Việt Nam để nói lên khát vọng truyền thống của cả dân tộc.

Xem thêm:  Dựa vào văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"em hãy đóng vai một người hàng xóm của Dế Mèn để miêu tả lại hình dáng của chú ta

Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam như ngọn lửa luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đến Phạm Ngũ Lão, nó dược thể hiện đậm nét trong ý thức về sức mạnh dân tộc:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

Niềm tự hào về đội quân của mình trước hết được Phạm Ngũ Lão thể hiện Tụ thể qua việc khắc hoạ tư thế hoành sóc (cầm ngang ngọn giáo). “Cầm ngang ngọn giáo” khác hẳn với “múa giáo”, hơn hẳn tư thế “múa giáo” ở sự hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi, ở tư thế chủ động, sẵn sàng trân giữ, bảo vệ non sông. Cây trường giáo này không chỉ được đặt trong không gian rộng lớn (giang sơn) mà còn như đo suốt thời gian bất tận (kháp kỉ thu). Hành động kì vĩ đó chắc chắn phải thuộc về con người có tầm vóc lớn lao. Không xuất hiện trực tiếp nhưng hình tượng con người như át cả vũ trụ bao la.

Xuất hiện trong câu thơ thứ hai là hình ảnh của cả một đội quân với khí thế dũng mãnh sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ một khi chúng ồ ạt tràn tới. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất của ba quân vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân mang “hào khí Đông A”. Câu thơ gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn. Tam quân là hình ảnh nói về quân đội nhà Trần nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc.

Nhận thức về sức mạnh của con người và sức mạnh quân đội của Phạm Ngũ Lão thể hiện niềm tự hào khôn xiết về sức mạnh của dân tộc trong thời đại. Và càng tự hào về sức mạnh đó bao nhiêu, Phạm Ngũ Lão càng khao khát được phụng sự đất nước, phụng sự dân tộc bấy nhiêu:

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Phạm Ngũ Lão khao khát lập công danh nhưng công danh đó không phải để cho riêng ông mà để phụng sự đất nước, vì đất nước. Thực tế, khi bài thơ này được hoàn thành, Phạm Ngũ Lão đã trở thành vị tướng giỏi của nhà Trần, lập được rất nhiều công trạng cho triều đình. Nhưng, dường như ông chưa thoả lòng với những gì mình đã làm được mà vẫn thấy mình chưa trọn công danh, vẫn thấy món nợ công danh của mình còn đó. Suy nghĩ này cho thấy khát vọng được công hiến hết mình cho triều đại nhà Trần, cho dân tộc. Đây là khát vọng của con người có ý thức, trách nhiệm với non sông đất nước. Và càng khao khát bao nhiêu, con người ấy càng cảm thấy “thẹn” bấy nhiêu khi tự so sánh mình với Vũ hầu (Gia – Gát Lượng). Nỗi thẹn ấy là nỗi thẹn của con người đã rất hết lòng vì dân, vì nước, là nỗi thẹn dệt nên lòng yêu nước thiết tha trong Phạm Ngũ Lão.

Cũng như tác giả Tỏ lòng, khi viết Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu cũng bày tỏ lòng tự hào dân tộc. Nhưng với Trương Hán Siêu, tự hào dân tộc là tự hào về truyền thông yêu nước và tự hào về truyền thông đạo lí nhân nghĩa. Phân thân thành nhân vật khách và các bô lão, tác giả đã để dòng hoài niệm về cuộc chiến đấu vẻ vang của dân tộc đang dâng trào cất thành những lời ca ngợi ca chiến công trên sông Bạch Đằng:

Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

Nãm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Tròn ba trăm năm mươi năm sau (năm 1288), cũng trên dòng sông đó, Trùng Hưng nhị thánh bắt sông tướng giặc Ô Mã Nhi. Sở dĩ các bô lão nhắc tới chiến thắng thời Trần trước là bởi sự kiện này mới diễn ra, gần gũi với họ. Chính chiến thắng này đã gợi nhớ lại chiến thắng khi xưa. Nhắc lại những chiến công oai hùng đó, trong lòng các bô lão và nhân vật khách chắc chắn đang dấy lên niềm tự hào khôn xiết. Bằng hai câu văn dài, mỗi câu mười hai âm tiết, tác giả đã tạo được không khí trang nghiêm, đĩnh đạc, làm nền cho việc hồi tưởng lại chiến trận (giữa quân đội nhà Trần và quân Nguyên – Mông) ở phần tiếp:

Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

Cách ngắt nhịp nhanh, lối đỗì ngẫu chặt chẽ và một loạt hình ảnh hùng dũng trong hai câu văn tái hiện sinh động không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Các nhân vật như đang sông trong cuộc giao tranh ác liệt. Họ nhìn nhận rất chính xác về lực lượng giữa ta và địch chứ hoàn toàn không quá đề cao hay hạ thấp bên nào. Quân địch rất hùng mạnh và lại gian xảo (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối), còn quân ta chiến đấu vì chính nghĩa nên cũng thuận với lẽ trời (Trời cũng chiều người), lại có người tổ chức lãnh đạo kiệt xuất với đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn (Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an). Chính cái nhìn công bằng của khách và các bô lão về lực lượng ta – địch đã góp phần thể hiện sâu sắc hơn niềm tự hào trong họ. Chiến thắng đội quân kiêu ngạo đã từng tung vó ngựa thôn tính nhiều quốc gia từ Á sang Âu, quân đội ta quả đã thực thi một việc phi thường. Niềm tự hào ấy hẳn lớn lao vô cùng nên các bô lão và khách đã phải cất lời đốì sánh:

Khác nào như khi xưa:

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

Điển tích, điển cố tự ngàn xưa được nhắc lại trong nỗi niềm hoài vọng của các nhân vật. So sánh trận chiến của quân đội ta với trận chiến nổi tiếng thời Tam Quốc khi xưa, chắc chắn trong lòng khách và các bô lão đang dấy lên một cách mãnh liệt lòng tự hào về truyền thông yêu nước của dân tộc.

Khách và các bô lão không chỉ tự hào về các chiến công mà còn tự hào về đức lớn lao của nhân tài, của vua Trần và cũng là đức lớn cũa dân tộc:

Xem thêm:  Nghị luận văn học - Một quan niệm về giáo dục

Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp bỉnh.

Công đức lớn lao của các bậc đế vương nhà Trần đã mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Khách và các bô lão đã ghi nhận công lao đó bằng sự tôn kính và mến phục vô tận. Chỉ cần đọc câu văn dịch trên đây thôi, chúng ta cũng đủ cảm nhận được điều đó…

Cảm hứng về quê hương, đất nước luôn là cảm hứng bất tận trong lòng những thi nhân vốn mang sẵn lòng yêu nước. Đó là lí do khiến các nhà thơ dù ở nơi đâu cũng có thể thể hiện tình yêu đó qua thơ văn. Xa quê, nhớ quê là tình cảm thường thấy ở mỗi người. Với Nguyễn Trung Ngạn, nỗi nhớ quê trở về thật’ tự nhiên và tự cất thành những câu thơ giản dị:

Lão tang diệp lạc tàm phương tận,

Tào đạo hoa hương giải chính phì.

(Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo.)

Tiêu điểm của nỗi nhớ trong Nguyễn Trung Ngạn không phải là những gì quá lớn lao, hùng vĩ mà đơn giản chỉ là những hình ảnh dân dã, quen thuộc của quê hương như cây dâu già, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng mùi hương, cua đang lúc béo. Cuộc sông sung sướng đất Giang Nam không làm tác giả quên đi hình ảnh quê hương mà ngược lại nó càng làm nhà thơ nhớ thương nơi quê nhà nghèo khó. Hình ảnh thơ quen thuộc lại làm xúc động lòng người bởi nó gắn bó máu thịt với mỗi cuộc đời, bởi nó được nói lên một cách chân thực, tự nhiên.

Nếu hai câu đầu lòng yêu nước của Nguyễn Trung Ngạn được thể hiện thầm kín qua nỗi nhớ quê hương thì đến hai câu cuối tác giả trực tiếp nói lên tâm trạng của mình:

Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,

Giang Nam tuy lạc bất như qui.

(Nghe nói ở nhà dẫu nghèo vẫn tốt,

Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà.)

Bằng kiểu câu khẳng định tuy… bất… và biện pháp nghệ thuật đối lập bần diệc hảo, Nguyễn Trung Ngạn đã thể hiện niềm mong mỏi được trở về quê hương đất nước mình. Từ đây, chúng ta có thể cảm nhận được một cách gián tiếp niềm tự hào của tác giả. Với Nguyễn Trung Ngạn, sống sung sướng nơi đất khách không bằng dược sống nơi quê nhà.

Qua các bài thơ, bài ca trên đây, có thể khẳng định sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm thơ văn Lí Trần là lòng yêu nước, là niềm tự hào dân tộc. Mỗi con người được sinh ra trong thời đại ấy dường như đều ý thức rất rõ về quê hương, đất nước và tình yêu của mình. Chính tình cảm đó là nền tảng bồi đắp lên lòng yêu nước những thế hệ sau, trở thành ngọn đuốc soi đường cho mọi người dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giữ nước những năm sau đó. Đọc những sáng tác này, chúng ta còn cảm nhận được hùng khí của một thời đại anh hùng, hùng khí của núi sông, của đất nước. Và tất nhiên, trong mỗi người đều được dấy lên niềm tự hào về một truyền thống quí báu của cha ông,

Thegioivanmau.com

Bài viết liên quan