Kể lại truyện cổ tích ” Tấm Cám” theo lời nhân vật Tấm- văn lớp 10


Đề bài: Kể lại truyện cổ tích ”Tấm Cám” theo lời nhân vật Tấm

Bài làm

Tôi sinh ra hẩm hiu, mẹ mất sớm, cha đi bước nước lấy mẹ kế. Người mẹ kế này sinh hạ được một người con gái tên là Cám, rồi chẳng bao lâu sau cha tôi cũng qua đời, bỏ lại tôi một mình bơ vơ không người thân thích.

Một hôm, dì bảo tôi và em Cám đi bắt ốc ai bắt được ít thì sẽ bị đánh đòn. Tôi sợ lắm nên chăm chỉ từ sáng tới chiều cũng được đầy một giỏ tôm cá. Còn em gái tôi là Cám thì trẻ con mải chơi nên nó chẳng bắt được con nào.

Tới chiều khi hoàng hôn xế bóng tôi va Cám chuẩn bị đi về thì tôi nghe Cám nói “Chị Tấm ơi, đầu chị lấm bẩn hết rồi chị đi tắm đi không về mẹ mắng”. Tôi rất sợ mẹ kế nên nghe Cám nói vậy, tôi vội vàng để giỏ cá trên bờ vội vàng lội xuống ao sâu tắm sạch vết bùn đất trên người.Nhưng khi tôi lên tới nơi thì không còn con tôm cá nào trong giỏ cá

Tôi biết rằng, em Cám đã lấy hết tôm cá của tôi mang về nhà lấy công với dì rồi, sợ về nhà bị dì mắng nên tôi ngồi khóc. Đúng lúc đó có một ông cụ râu tóc bạc phơ, hiện lên hỏi tôi “Vì sao con khóc”. Tôi trình bày đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão bảo tôi ‘Con hãy nhìn vào giỏ vẫn còn một con cá bống con hãy mang nó về thả xuống giếng nuôi nhé”. Rồi ông lão còn dạy tôi câu thần chú để gọi cá bống lên.

Tôi nghe theo lời ông lão mang cá bống về nhà nuôi, ngày ngày tôi vẫn dành phần cơm của mình cho cá bống ăn. Cá bống lớn nhanh như thổi.

Rồi một hôm, dì bảo tôi đi chợ xa mua đồ về cho dì, tôi nghe theo, nhưng rồi hôm đó khi về nhà đến giờ ăn cơm tôi gọi bống lên ăn mà chẳng thấy cá bống đâu. Tôi lại ngồi khóc. Lúc đó ông lão hôm trước hiện lên bảo với tôi rằng “Người ta ăn thịt cá bống của con rồi, con hay tìm xương nó ở trong đống tro bếp cho vào lọ thủy tinh và chôn ở bốn chân giường con nằm”.

Xem thêm:  Ôn tập luyện thi văn bản: “Sang thu” (Hữu Thỉnh) – Luyện thi tuyển sinh 10

Tôi chẳng hiểu tại sao ông lão lại kêu tôi làm thế nhưng tôi vẫn nghe theo, bởi tôi biết ông lão có ý muốn giúp mình chẳng ác ý. Tôi đi tìm mấy cái lọ thủy tinh nhặt xương cá bống cho vào đó rồi chôn ở bốn chân giường mình thường nằm.

Năm đó, vào dịp lễ hội của làng, tôi muốn đi xem lắm bởi em Cám được dì tôi may cho quần áo mới đi lễ hội nên tôi cũng muốn đi. Nhưng dì không cho, dì lấy một đấu thóc và một đấu gạo trộn lẫn với nhau và bảo tôi phải nhặt hết gạo đi đằng gạo, thóc đi đằng thóc, rồi mới được đi xem hội.

Tôi buồn quá, ngồi khóc một mình. Đúng lúc đó ông cụ hiền từ lại hiện lên. Ông cụ gọi một bầy chim sẻ tới rồi chỉ trong phút chốc bầy chim đã nhặt cho tôi gạo đi đằng gạo, thóc đi đằng thóc.

Tôi mừng khôn xiết nhưng nghĩ tới việc mình đi chảy hội mà quần áo cũ kỹ rách hết, thì người ta cười cho nên tôi lại khóc. Ông cụ bèn bảo tôi “Con hãy đi đào lọ thủy tinh xương cá bống lại đây”. Tôi làm theo lời ông cụ ông cụ liền hô biến những chiếc xương cá bống biến thành những bộ quần áo đẹp, đôi hài vô cùng xinh đẹp. Tôi mặc quần áo mới, đi hài vào chân rồi vui vẻ đi chảy hội.

Lễ hội rất đông người, tôi thấy nhà vua ở đó vui lắm, người cũng nhìn thấy tôi làm tôi bối rối bỏ chạy ra về đi qua đoạn sông chẳng may một chiếc hài của tôi bị rơi xuống sông. Nhà vua đuổi theo tôi thấy thế liền cho quân lính xuống sông vớt đôi hài đó lên rồi thông báo khắp thiên hạ ai đi vừa chiếc hài của tôi sẽ được vua cưới làm vợ.

Binh lính tới từng nhà gõ cửa, tìm chủ nhân chiếc hài. Con gái làng tôi ai cũng ra thử hài nhưng không ai vừa chân cả. Em Cám của tôi cũng thử nhưng không vừa, tới lượt tôi thử thì vừa như in, vì nó là chiếc hài của tôi mà. Thế là nhà vua cưới tôi làm vợ, lập tôi thành hoàng hậu. Chúng tôi sống hạnh phúc bên nhau một thời gian thì tới ngày giỗ cha tôi.

Xem thêm:  Phân tích trích đoạn “Trao duyên” truyện Kiều của Nguyễn Du -văn lớp 10

Tôi xin phép vua cho tôi về lại nhà cũ để cúng giỗ cha mình.Nhà vua đồng ý, chàng muốn đi cùng tôi nhưng tôi sợ chàng bận nhiều việc quốc gia đại sự nên không cho theo. Tôi muốn đi một mình không có nhà vua cũng không có binh lính, bởi khi về lại ngôi nhà thân yêu của mình tôi muốn mình chỉ là Tấm mà thôi không phải là hoàng hậu vợ của vua.

Tôi về tới nhà, dì và em Cám tiếp tôi vui vẻ lắm, dì bảo tôi “Cứ ngỡ con không về được dì buồn lắm. Giỗ cha con mà dì đoảng quá quên mua cau thắp hương, nhà có cây cau con trèo lên hái giúp dì mấy quả”.

Nghe dì nói vậy tôi liền vội vàng làm theo, bởi ngày xưa khi ở nhà với dì tôi vẫn là người chèo câu, nên dành lắm. Tôi lên tới ngọn cây cau thì thấy thân cây cau cứ lắc lư, tôi sợ hãi hỏi dì có việc gì xảy ra thế. Ngay lập tức dì bảo “Dì bắt kiến cho con”, nhưng sau câu nói đó tôi thấy cây cau đổ ào xuống ao và tôi chết đuối một cách tức tưởi.

Tôi chết oan nên hồn không siêu thoát được, tôi khóc nhiều lắm nên quan Nam Tào cho tôi hóa kiếp thành con chim vàng anh. Tôi tìm vào trong cung gặp lại nhà vua người chồng của mình, thì tôi phát hiện ra em Cám đã thay thế tôi là vợ nhà vua, còn dì tôi đã thành mẹ vợ của chồng tôi.

Trong một lần khi tôi đậu ở cành cây nghe mẹ con dì nói chuyện, họ nói về cái chết của tôi. Họ thừa nhận đã âm mưu giết tôi để cho Cám thay thế vị trí hoàng hậu, nhưng vua không quan tâm tới Cám mà chỉ ngày đêm nhung nhớ tới tôi. Tôi cảm động và thương chồng mình nhiều lắm.

Chính vì vậy, ngày ngày tôi ca những bài ca hay nhất cho vua nghe, vua yêu thương tôi cho vào một chiếc lồng son rồi mỗi ngày hai chúng tôi quấn quýt bên nhau. Cám thấy thế nhân cơ hội một ngày vua đi thực tế ở xa nó ở nhà bắt chim vàng anh- là tôi giết thịt, lông và xương tôi nó đổ ra bãi đất trống. Hồn tôi oán khí chồng chất nên tôi hóa thân thành cây xoan đào.

Xem thêm:  Phân tích dòng chảy tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Nhà vua thấy tôi liền yêu mến vội vàng bắc võng nằm chơi, tôi thường thổi gió vi vu cho người ngủ. Thấy thế Cám lại cho người giết tôi nó chặt tôi rồi đóng thành khung dệt vải. Mỗi lúc nó ngồi vào tôi đều dọa cho nó sợ chơi thế là nó vội vàng đốt tôi thành tro rồi đổ ra thật ra bên đường.

Hồn tôi hóa thành cây thị, trên cây thị chỉ có một quả thị vừa to vừa thơm. Có một bà lão bán nước đi qua nhìn thấy tôi đem lòng thích thú và nói “Thị ơi thị rơi bị bà, bà về bà ngửi chứ bà không ăn”

Tôi thương bà cụ sống một mình nên đã rụng vào bị của cụ bà đó. Ngày ngày bà cụ đi làm tôi ở nhà nấu nướng quét nhà cửa tinh tươm. Bà cụ về thì tôi lại chui vào quả thị. Một hôm, khi bà cụ vừa ra khỏi nhà tôi lại từ quả thị chui ra, ngay lập tức bà cụ nắm lấy tay tôi và xé toang vỏ thị vứt đi. Bà bảo tôi hãy ở với bà, bà sống một mình cô đơn, muốn có người con gái tâm tình. Tôi vốn thiếu tình mẹ từ nhỏ nên nhận bà làm mẹ nuôi.

Hai mẹ con tôi bán nước sống qua ngày, một hôm nhà vua đi qua ghé uống nước, mẹ nuôi tôi mới đem trầu cánh phượng ra mời thì nhà vua vô cùng xúc động khi thấy miếng trầu têm giống vợ mình. Lúc đó, mẹ tôi mới gọi tôi ra hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Nhà vua đón hai mẹ con tôi vào cung.

Dì tôi và em Cám thấy tôi trở về cùng xấu hổ vì hành động của mình nên vội vàng tìm cách trốn khỏi cung vua chẳng may đi qua sông bị ngã xuống sông chết đuối. Con tôi và nhà vua, cùng mẹ nuôi sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan