Giới thiệu về lễ hội Chùa Hương – Hà Tây – văn lớp 8


Đề bài: Giới thiệu về lễ hội Chùa Hương – Hà Tây

Bài làm

Khi nhắc về mùa xuân, ngoài những không khí vui vẻ của những ngày tết, họ còn có những ngày du xuân. Theo phong tục người Việt Nam, mỗi độ tết về, xuân sang họ thường dành lòng tin và sự thờ kính những ngày hội đầu năm để cầu mong cho một năm mới bình an. Chúng ta có thể kể đến lễ hội Chùa Hương. Chùa Hương là một Danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Nam. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá và du lịch thể thao xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho. Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch,, lễ hội kéo dài đên hết tháng 3 âm lịch.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn Hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá không hè phai nhạt trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương.

Từ những ngày đầu tiên bắt đầu, từ trên cao nhìn xuống dù con đường dốc đá quanh co nhưng dòng người nối đuôi nhau lên xuống không ngớt.Từ mọi miền của tổ quốc, tất cả lứa tuổi đều chung một lòng thành kính về nơi đức phật. Tiếng “Nam mô a dì đà phật” lấn át không gian đông đúc. Người ta đi lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ,hương khói thì không bao giờ đứt trong suốt lễ hội. Người ta nhắc đến lễ hội chùa Hương không thể không nhắc tới các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Người đi hội có thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Ngoài ra họ còn có thể leo núi, chơi hang tại lễ hội chùa Hương.

Xem thêm:  Nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc đến đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn) đã cho rằng Ngô Tất Tố: "xui người nông dân nổi loạn". Viết đoạn văn nói rõ ý kiến của em

Rời lễ hội chùa Hương không ai không để lại cho mình những ấn tượng và kỉ niệm đẹp đẽ nơi rừng núi Hương Sơn, từ đó mà yêu quê hương gấm vóc hơn. Nếu ai chưa từng tham gia lễ hội chùa Hương, hãy giành một chuyến đi để tận hưởng vẻ đẹp non nước của đất nước mình.

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan