Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Văn mẫu lớp 7


Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 1

Sống ở trên đời, người Việt ta lấy chữ "Nhân" làm gốc, luôn lấy cái tình cái nghĩa làm trụ cột. Bởi vậy mà bài học yêu thương ta đã được học ngay từ khi mới lọt lòng. Tình yêu thương con người, đức vị tha luôn là thứ mà ta được dạy dỗ, được rèn luyện từ gia đình, mái trường. Chắc hẳn chưa ai quên một lời bài hát quen thuộc: " Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.. ". Vâng, đạo lý yêu thương con người đã được đúc kết từ bao đời nay. Qua những lời hát, những dòng ca dao dân ca quen thuộc. Và câu nói: "Thương người như thể thương thân – Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã diễn tả nội dung ấy. 

Hai câu ca dao  này với cùng nội dung về lòng yêu thương nhưng có sự phân cấp rõ rệt. Câu đầu tiên: "Thương người như thể thương thân". "Người" ở đây là những người xung quanh mình; "thân" là bản thân mỗi chúng ta. Nhân dân đã ví lòng thương người như thuong chính bản thân chúng ta. Chúng ta sợ đau, người khác cũng sợ đau; chúng ta tổn thương người khác cũng có thể bị tổn thương; chúng ta muốn được quan tâm người khác cũng muốn được quan tâm; chúng ta muốn nhận được yêu thương thì người khác cũng muốn nhận được nó. Bởi, chúng ta đều là con người. Con người với trái tim nóng hổi còn đập thì họ vẫn muốn yêu và được yêu. Tạo hóa đã ban cho con người một khối óc để suy nghĩ, một trái tim để yêu thương. Vì vậy mà không lí do gì con người lại ngừng yêu thương cả. Từ "thương" trong câu ca dao không chỉ thể hiện niềm yêu thương mà còn là niềm chua sót, đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Biết chia sẻ những nỗi vất vả khổ cực với những con người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. và điều quan trọng, đó chính là sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp đỡ người khác khi có thể. Giúp đỡ không phải là hành động lớn lao hay cao xa. Nó có thể chỉ là một lời an ủi động viên lúc nản chí, chỉ là một cái nắm tay thật chặt khi họ sợ hãi đau khổ. Đâu phải ai trong cuộc sống này đều gặp may mắn. Họ vấp phải những khó khắn, những sóng gió, những tủi hờn không phải là do họ mong muốn. Ai cũng mong mình được hạnh phúc. Không ai muốn mình gặp khổ đau. Nhưng đúng như câu nói ông trời không chiều lòng người". Ai rồi cũng có lúc thịnh lúc suy, bởi "sông có khúc người có lúc". Nhưng ddieuf quan rọng là thái đọ của chúng ta trước những sự việc ấy như thế nào? Thờ ơ hay đồng cảm? Khinh miệt hay dang tay giúp đỡ? Đó là cả một dấu hỏi lớn cho cái xã hội phát triển như ngày nay. Dòng ca dao đầu như một lời nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương trân trọng người khác như đối với chính bản thân mình. Bởi biết đâu một ngày nào đó, ta sẽ lại rơi vào hoàn cảnh là người khác, cần sự giúp đỡ của người khác? Dòng ca da thứ hai là sự nhân cấp bậc của dòng ca dao đầu: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tại sao tôi lại nói nó là sự nhân cấp bậc? Bởi lẽ, nếu câu đầu là nói đến tình yêu thương, sự đồng cảm với người xung quanh thì câu này nhân rộng ra phạm vi cả một nước. Tình cảm ấy đã lớn hơn thành tình dân tộc, đoàn kết dân tộc. Sống trong cùng một đất nước, dưới một nền chính trị, chúng ta nên biết yêu thương nhau, cùng nhau đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời dạy của Bác Hồ. Nhưng quả thực, trên thực tế, chúng ta vẫn chưa làm tốt được điều này. Có rất nhiều xu hướng tiêu cực xảy ra. Nổi cộm hiên nay là sự phân biệt vùng miền. Điều này được thể hiện nhiều nhất trong cộng đồng giới trẻ. Một số bạn trẻ chưa nhận thức được hết tình đoàn kết dân tộc đã có những hành vi thiếu văn minh lịch sự. Ví dụ như coi thường miệt thị các bạn ở nơi khác đến như giữa miền Bắc với miền Nam, miền Bắc với miền Trung hay miền Tây. Sự phân biệt vùng miền không chỉ ảnh hưởng đến tình đoàn kết quốc gia mà còn tạo sự mâu thuẫn không đáng có. Các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng điều này để chống phá nhà nước ta. Hay một thực trạng khác cũng khá phổ biến hiện nay là sự phân biệt các dân tộc với nhau. Nước Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em. Và dân tộc Kinh là chiếm đại bộ phận trong cộng đồng người Việt. Chính vì thế mà sự phát triển không đồng đều giữa người Kinh và các dân tộc khác đã làm nảy sinh sự khinh miệt. Nhiều người khinh mệt người dân tộc trình độ dân trí cũng như phát triển kinh tế thấp mà có những hành động thiếu văn minh với họ, chà đạp lên nét văn hóa của họ. Cụ thể như vụ việc tại một chương trình truyền hình phủ sóng quốc gia gần đây. Chiếc khăn piêu là biểu tượng văn hóa của dân tộc Thái, vậy mà họ lại đem ra làm khố cho trang phục của mình. Đây được đánh giá là sự bôi nhọ và không tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Thái. Tạm gác lại câu truyện phân biệt vùng miền cũng như dân tộc. VẤn đề nóng hổi hiện nay là tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, mối đe dọa của người tiêu dùng. Cùng là người sống trên cùng một đất nước chữ S  xinh đẹp, vậy mà chỉ vì chút lợi nhuận mà họ bị che mắt không từ bất cứ thủ đoạn nào. Thực phẩm ngâm hóa chất, rau tưới dầu nhớt, cá ure… Rất nhiều những thông tin khác nữa. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn nạn đó, những hoạt động tình nguyện tốt vẫn được thực hiện hàng ngày. Như phát cơm miễn phí tại các bệnh viện lớn hay hoạt động thăm nom người gia neo đơn cùng vô số những hoạt động tình nguyện khác nữa đã làm cho giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm được trân trọng.

Là người Việt Nam, nói tiếng Việt, chảy dòng máu Việt hãy biết yêu thương, đồng cảm, giúp đỡ nhau. Đừng vì một chút lòng ích ki mà đánh mất đi truyền thống đạo lý của nhân dân ta. Đạo lý yêu thương con người và đạo lý làm người luôn là hành trang tốt để ta bước vào đời. Hãy luôn ghi nhớ và sử dụng hành trang ấy thật tốt. Để cuộc sống này thêm ý nghĩa và yên bình. 

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 2

Xã hội ngày càng hiện đại, con người chúng ta đang ngày càng bị cuốn theo cái guồng của thời đại công nghệ thông tin, nhưng phải chăng  kỹ thuật, công nghệ hiện đại đang dần đẩy con người chúng ta ra xa nhau hơn. Khi ra một quán café gặp mặt bạn bè, một thực trạng chúng ta dễ nhận thấy là dù ngồi chung một bàn như có ai thường nhìn nhau, hay chia sẻ với nhau mà ngược lại, mỗi người một chiếc smartphone, mỗi người có một thế giới ảo, bạn bè ảo của riêng mình. Và sự thật là như vậy. Và phải chăng, tình cảm của con người chúng ta đang dần thay đổi và lời khuyên rặn của ông cha ta: “ Thương người như thể thương thân” đang dần thay đổi? Chúng ta hãy cùng suy xét về vấn đề này.

Xem thêm:  Tả lại một phiên chợ ngày Tết - Văn mẫu lớp 6

Thương người như thể thương thân – câu nói tưởng chừng như bao giờ phải nhắc, phải nói ra ở trong những năm trước đây, khi mà con người ta vẫn đang cùng nhau đấu tranh, đang cùng nhau hỗ trợ nhau để cùng phát triển thì mọi người coi đó là điều hiển nhiên. Đồng bào ta, chiến sĩ ta luôn có những người anh em, bạn bè đang cùng nhau sát cánh, cùng cam chịu và sẵn sàng hy sinh vì nhau. Đồng bào ta, nhân dân ta sẵn sàng chịu đói, chịu khổ để có thể nhường cơm, xẻ áo để cho bộ đội có cái ăn, để có thể có sức chiến đấu.

Những người có hoàn cảnh tốt hơn luôn hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, họ không cần phải cứ đưa một khoản tiền, hay vật chất mà đã giúp con người ta mà hơn thế những người đó cần sự đồng cảm, sẻ chia và tấm lòng của những con người hảo tâm kia.

Nhưng thực sự là trong xã hội hiện đại thì vẫn tồn tại? Câu trả lời là vẫn tồn tại nhưng đó là những cái thể, làm sao đó để những cá thể ấy trở thành một tập thể, để cả tập thể cùng nhau cố gắng, cùng nhau phát triển.

Vẫn còn đó sự vô cảm, sự thờ ơ, trước một vụ tai nạn xảy ra trên đường, người thì chạy ra hét toáng lên rồi chạy đi, người thì chỉ chạy ra vì tò mò,… Nhưng ai trong số đó là người thực sự muốn giúp đỡ? Hay chỉ là đứng thành một đám đông gây ách tắc mà không giải quyết được?

Hay đối với những hoàn cảnh khó khăn, những trường hợp bất hạnh, họ không thể tự đương đầu, tư phát triển, ai sẽ là người nâng đỡ họ? Với những đứa trẻ có hoàn cảnh xấu số, bất hạnh, tại sao chúng ta đến “để đùm bọc, mở đường cho các em” nhưng sao lại đưa cho chúng một cọc tiền rồi đi mất? Tại sao họ lại không cho các em đi học để lấy con chữ? Để các em trở thành những người công dân tốt, giúp ích cho xã hội thay vì trở thành những người “ngửa tay ra xin tiền”?

Chính bởi vậy,  mỗi con người chúng ta nên cần cho mình một lẽ sống đẹp, sống có ý nghĩa và giúp ích được nhiều cho xã hội. Chúng ta hãy biết đồng cảm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn và khích lệ họ hãy biết vươn lên trong cuộc sống. Hãy trao cho họ cơ hội chứ đừng biến họ trở thành những người lười nhác. Chúng ta hãy sống và yêu thương nhau vì ta đều là con của cha Lạc long quân và mẹ Âu cơ, đều là anh em trong bọc trăm trứng. Như những chương trình mà chúng ta đang cố gắng làm gần đây như: Lục lạc vàng, Cặp lá yêu thương, … để có thể giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và muốn vươn lên.

Quả thật, điều chỉ bảo của ông cha ta với con cháu “Thương người như thể thương thân” là chưa bao giờ sai. Chúng ta hãy lấy đó làm bài học, làm mục tiêu để có thể phát triển và vươn lên trong cuộc sống.

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 3

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Xem thêm:  “Sự làm việc tránh cho ta ha cái hại lớn: tật xấu, nỗi buồn và cảnh nghèo túng”. Em hãy giải thích nhận định trên

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn bạc tiền (…).

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 4

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học làm người qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau (thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước (thương người). Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ.

Thế nào là thương thân ? Thương thân là thương mình, xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.

Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân (lợi mình, hại người) rất đáng bị lên án.

Thế nào là thương người ? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đờ, quan tâm đến họ như dôi với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác ? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha con, vợ chồng, anh em… Đó là môi quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta đã dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời ru êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng, một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót…

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: Phụ tử tình thâm, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con… Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng… đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào).

Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây đựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Tại sao chúng ta nên sống theo tinh thần của câu tục ngữ Thương người như thể thương thân ?

Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu : Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay: Sông có khúc, người có lúc là ý nói trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.

Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tâm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn…

Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

Chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền, bất hạnh… Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm ngữ văn 10

Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chí lí đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Trong thời đại mới, trong xu thế hoà nhập với toàn cầu thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai không xa, lòng nhân ái sẽ xoá bỏ hận thù, đẩy lùi cái ác, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hi vọng, hòa bình và hạnh phúc.

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 5

Nhân dân Việt Nam vốn từ xưa đã có tinh thần đoàn kết gắn bó vững mạnh, cùng với đó là những giá trị tinh thần được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử. Những truyền thuyết về nòi giống “con Rồng cháu Tiên” hay những câu chuyện được đưa vào trong giáo dục cũng trở nên thiết thực và hữu ích cho thế hệ sau này. Câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân” quả thân là một câu có sức răn dạy to lớn và là một trong số những câu tục ngữ nhằm dạy dỗ con cháu những bài học làm người quí giá

Không chỉ có một câu nói về tinh thần yêu nước thương nòi,mọi người cùng chung tay, đoàn kết yêu thương lẫn nhau mà còn một số câu ca dao cũng đúc kết tinh thần như vậy:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay những câu đã xuất hiện từ lâu, trở thành một chuẩn mực đạo đức và lối sống cho mọi người như:

“ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Sống trong xã hội này,cùng là đồng loại không thể dửng dưng khi nhìn đồng loại của mình chịu thiệt thòi khó khăn hay cả ức hiếp được. Câu tục ngữ thương người như thể thương thân cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.

Thương thân chính là biết yêu chính bản thân mình, xót xa cho số phận của mình khi rơi vào những hoàn cảnh khó khăn vất vả. Những lúc đó con người ta khốn đốn dễ rơi vào tình trạng nhạy cảm lo nghĩ và buồn tủi. Không một ai trong chúng ta không biết thương yêu bản thân mình, đôi khi sự yêu thương bản thân đó còn khiến chúng ta đi đến sự ích kỉ, chỉ muốn mọi lợi ích cho bản thân mình thôi.

Thương người chính cũng là thể hiện sự tôn trọng va trọng lợi ích của người khác như đối với chính bản thân mình. Họ là những người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu bản thân ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đờ, quan tâm đến họ như dôi với chính ta vậy.

 Câu tục ngữ khuyên chúng ta sống với một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

 Xã hội là một thực thể bao gồm rất nhiều con người ,và rất mối quan hệ phức tạp nhưng thực chất nó lại khăng khít có mối quan hệ gắn bó với nhau.chúng ta không thể sống một cuộc sống lẻ loi,cô độc, vì muốn sống vui vẻ chúng ta vừa phaỉ chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với người khác. Môt khi trút đưuọc tâm sự mọi người sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Đó là môi quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Ngay từ thời xa xưa ông bà đã dạy dỗ bằng những lời ru êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng, một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót…

Với câu tục ngữ này chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ giống như chúng ta vẫn được dạy về đạo lí làm người đó. Công ơn cha mẹ dưỡng dục sẽ không bao giờ báo đáp hết, nhưng hãy nhớ về nguồn cội, sống và ghi nhớ công ơn của những người dưỡng dục ta nên người

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con…

Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

 Bên cạnh đó thấm nhuần ý nghĩa của câu tục ngữ chúng ta càng phải biết cảm thông giúp đỡ những nguười khác, có hoàn cảnh khó khăn và vất vả hơn chúng ta. Chính vì “ một nắm khi đói bằng một gói khi no” những nghĩa cử của chúng ta là đang chính góp cho những số phận nghèo khổ, để tất cả mọi người được sống sung túc hơn. Mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu : Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay:

Sông có khúc, người có lúc “ là ý nói trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.

 Từ xưa đến nay, câu tục ngữ này được nhân dân ta thể hiện rất rõ nét.Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tâm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn…

Tuy nhiên bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp như vậy, vẫn có những con người vẫn chỉ chăm chăm chăm sóc bản thân mình không lo tới cuộc sống và hoàn cảnh khó khăn của người khác. Họ sống thờ ơ, vô cảm với những số phận đang cần bàn tay giúp đỡ. Họ đáng bị xã hội lên án, họ nên được bạn bè giúp đỡ khuyên răn để có một lối sống tích cực hơn

Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chí lí đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Hãy chung tay vì một xã hội giàu đẹp,đầy tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ.

Từ khóa từ Google

  • giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân

Bài viết liên quan