Dàn bài: Cảm nhận về nhân vật A Phủ trong đoạn trích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài


Dàn bài: Cảm nhận về nhân vật A Phủ trong đoạn trích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Hướng dẫn

Dàn bài: Cảm nhận về nhân vật A Phủ trong đoạn trích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

I. Đặt vấn đề

– Giới thiệu tác giả Tô Hoài và đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ:

+ Tô Hoài để lại cho nền văn học nước nhà gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm của Tô Hoài hấp dẫn người đọc nhờ vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng đất, khả năng quan sát tinh tường; nhờ lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người từng trải, sắc sảovốn ngôn ngữ đặc biệt phong phú

+ Tập Truyện Tây Bắc (1953) là kết quả từ chuyến đi thực tế của Tô Hoài lên miền Tây Bắc. Thiên nhiên và con người nơi đây đã để lại trong tâm hồn nhà văn nhiều ấn tượng sâu sắc. Ông viết tập truyện ngắn này như để trả món nợ ân tình với miền đất ấy.

+ Vợ chồng A Phủ (1952) được coi là truyện ngắn thành công nhất của tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm xoay quanh số phận của Mị và A Phủ – hai con người đã phải nếm trải bao đau khổ, bất hạnh trong xã hội cũ.

– Nêu vị trí của nhân vật A Phủ.

II. Giải quyết vấn đề

Xem thêm:  Đề thi thử THPT QG môn văn 2020 Việt Bắc

Cần nêu được các ý cơ bản sau:

– Giống như Mị, A Phủ cũng có số phận nhiều khổ đau, bất hạnh:

+ Mổ côi từ nhỏ, A Phủ lưu lạc đến Hồng Ngài, không có người thân, gia đình, tài sản…

+ Đi chơi tết, chỉ vì đánh nhau với con quan làng mà A Phủ bị đánh đập, hành hạ dã man rồi bị biến thành nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Anh phải đảm đương hết các công việc nặng nhọc, nguy hiểm: “Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”… Kiếp sống nô lệ ấy không có thời hạn vì thống lí Pá Tra đã từng “tuyên án”: “tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế…”.

+ Sinh mệnh của A Phủ cũng hoàn toàn nằm trong tay thống lí. Vì để hổ tha mất một con bò, A Phủ đã bị trói đứng vào cột và sẽ chết nếu Mị không cứu… Cảnh tượng A Phủ phải tự chôn cột, lấy dây rồi đứng yên cho thống lí trói đã phơi bày hết nỗi khổ bị chà đạp, bị áp bức…

– A Phủ là hiện thân cho nhiều phẩm chất đẹp đẽ:

+ Cần cù, khéo léo trong lao động; hồn nhiên, lạc quan trong cuộc sống… Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng lớn lên, A Phủ vẫn biết làm mọi công việc của một người trai miền cao giỏi giang: “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Con gái trong làng nhiều người mê A Phủ. Họ bảo nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”... Ngày Tết, A Phủ không có quần áo mới “cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”…

+ Gan góc, táo bạo, giàu tinh thần phản kháng. Nét tính cách này được thể hiện qua hành động dám đánh lại con quan làng; qua cảnh tượng A Phủ bị đánh đập suốt đêm, cảnh tượng A Phủ bị trói đứng. Anh đã không thốt lên dù chỉ một lời kêu rên hay cầu khẩn – kể cả khi bị đày đọa đến gần chết trên cây cột trói người. Dẫu bị đè nén, áp bức và có lúc bị đẩy vào tình cảnh bất lực “như con trâu đã đóng lên tròng” nhưng A Phủ vẫn không để mất bản tính ngang tàng, không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực của một chàng trai miền núi dũng cảm, khao khát tự do…

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

– Nghệ thuật thể hiện: nhân vật chủ yếu được tác giả miêu tả với hành động nhằm làm bật lên tính cách mạnh mẽ, gan góc; kết hợp với lối trần thuật sinh động…

III. Kết thúc vấn đề

– Xây dựng nhân vật A Phủ, Tô Hoài đã tái hiện một cách chân thực số phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng.

– Đồng thời, nhà văn đã khám phá, khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ tiềm ẩn trong tâm hồn họ. Với khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt, A Phủ đã dám đứng lên chống lại cường quyền để tự cứu mình.

Theo Thegioivanmau.com

Bài viết liên quan