Dàn bài: Cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Dàn bài: Cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Hướng dẫn
Nội dung:
Dàn bài: Cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
I. Mở bài:
Giới thiệu và dẫn dắt người đọc vào bài thơ:
– Bài Thơ Sang Thu do tác giả Hữu Thỉnh được viết vài năm 1978 sau khi đất nước Việt Nam ta giải phóng được 2 năm. Bài thơ thể hiện được những cảm nhận nhẹ nhàng, tinh tế, thuần khiết về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa của năm.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu bài thơ “Sang Thu”:
– Bài thơ Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh gồm có tất cả là ba khổ thơ, được tác giả chu đáo diễn tả lại những biến chuyển nhẹ nhàng, tinh tế, thuần khiết một cách rõ rệt của thời khắc giao mùa, những suy nghĩ tác giả được thể hiện qua những cảm xúc, cảm nhận tinh tế từ những hình ảnh đẹp và giàu sức gợi cảm đó.
- Cảm nhận ý nghĩa khổ thơ 1 bài thơ “Sang thu”
- Cảm nhận ý nghĩa 2 khổ cuối bài thơ “Sang thu”
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên từ những dấu hiệu đầu tiên (khổ thơ 1):
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
– Bức tranh thiên nhiên quê hương mang một vẻ đẹp đơn giản, bình dị mà động đến lòng người nhưng dường như lại trở nên khác lạ hơn qua các tín hiệu giao mùa từ từ được diễn ra một cách rõ rệt, chân thực nhất. Từ những hình ảnh như: hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ hay là những ngọn gió se se lạnh và những dòng sông, cánh chim, áng mây… Những hình ảnh này đều được tác giả cảm nhận bằng những giác quan của con người như khứu giác, xúc giác,…
3. Mùa thu tràn ngập đất trời miền quê bình dị (khổ thơ 2):
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
– Không gian rộng mở, dấu hiệu mùa thu về rõ ràng hơn với: dòng sông dềnh dàng, cánh chim vội vã, đám mây trắng bồng bềnh,…
– Hình ảnh tràn trề sứ sống, chứa đựng ưu tư. Phép nhân hóa: “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu” mới lạ, độc đáo.
– Tâm trạng hân hoan, mừng rỡ, đón nhận mùa thu về.
4. Những chiêm nghiệm sâu sắc về sự vận động tất yếu của quy luật thời gian và đời người (khổ thơ 3):
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.
– Cuộc xung đột âm thầm mà dữ dội giữa màu hạ và mùa thu: “Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa” gợi nghĩ về những xung đột thường xảy ra trong cuộc đời mỗi con người.
– Nhận ra bài học từ thiên nhiên Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”: khi con người trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sẽ không còn bất ngờ trước những biến cố, đổi thay của cuộc đời, bình tâm đón nhận tất cả.
5. Nhận xét, đánh giá:
– Tác giả đã cảm nhận được và đã phác họa ra những hình ảnh giao mùa đơn giản mà xinh đẹp đó vào bài thơ và đã gợi lên được những hình ảnh thiên nhiên làng quê Bắc Bộ xinh đẹp khi thu sang. Bằng sự sáng tạo, những hình ảnh được miêu tả lại một cách mới mẻ mà lại gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc mùa thu khi giao mùa.
– Bài thơ được tác giả sự dụng bằng những nghệ thuật ngôn từ chính xác làm cho bức tranh khi thu về trở nên sinh động và vui tươi, háo hức hơn. Bài thơ về bức tranh trong khoảng khắc giao mùa đó được tác giả phác họa bằng những khổ thơ làm cho người đọc có thể tưởng tượng ra những cảnh đẹp đó bởi những cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng mà tác giả đã viết ra khi chứng kiến trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian trôi qua khi mùa thu sang.
– Tác giả đã bày tỏ được những cảm xúc, vẻ đẹp sinh động mà lại bình dị, xúc động trước bức tranh thiên nhiên đó và được bày tỏ những cảm xúc của mình qua những khổ thơ của bài thơ nhằm mục đích muốn truyền đạt những cảm xúc ấy đến cho người đọc. Có thể so sánh với các sáng tác khác nhau có cùng đề tài để khẳng định lại những ấn tượng, cảm xúc trước và sự độc đáo của bài thơ và tác giả.
III. Kết bài:
– Bài thơ sang thu đã được Hữu Thỉnh góp phần làm cho thơ Việt Nam thấy những tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa, sâu sắc của nhà thờ Hữu Thỉnh. Bằng những ngôn từ trong sáng, giàu sắc gợi cảm cùng với các biện pháp như ẩn dụ, nhân hóa và sử dụng từ láy đã thể hiện được những cảm nhận, cảm xúc tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, qua đó tác giả đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả đối với qua hương Việt Nam trong khoảnh khắc thu sang.
-
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
-
Lí Luận Văn Học
110 nhận định hay về thơ ca cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn
-
Luyện Thi Tuyển Sinh 10
Nghị luận: “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?”
-
Đóng vai kể chuyện lớp 9
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
-
Nghị luận văn học 9
Từ lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, hãy suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay
-
Lớn lên cùng sách
Bài thi mẫu: “Lớn lên cùng sách”
-
Nghị luận văn học 9
Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân qua 4 câu thơ: “Vân xem trang trọng khác vời…”
-
Nghị luận văn học 9
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
-
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bóng nắng và bóng râm”
-
Luyện Thi tốt nghiệp 12
Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Theo Thegioivanmau.com