Cảm nhận về truyện Tịch phương bình
Đề bài: Cảm nhận của em về truyện Tịch phương bình trong liêu trai chí dị của Bồ Tùng Dinh
Truyện Tịch Phương Bình” là một truyện đặc sắc trong “Liêu trai chí dị” nói về cuộc đấu tranh đầy nước mắt và chống lại cái ác để bảo vệ công lí. Thể hiện một cách hấp dẫn niềm mơ ước về công lí của nhân dân. Truyện “Tịch Phương Bình” trích trong “Liễu trai chí dị” là kiệt tác của văn học Trung Quốc.
Để minh oan cho cha Tịch đã tìm cách xuống tận địa ngục để tìm hiểu mọi chuyện và vạch trần tội ác của tên họ Dương. Khi xuống tới âm ti trước mắt Tịch là cảnh cha đang nằm dưới thềm ngục, bị tra khảo “đùi vế dập nát”.
Tịch đã tìm đến cửa quan, đơn của Tịch đã gửi đến Thành hoàng, nhưng họ Dương đã đút lót từ trong đến ngoài rồi mới ra công đường đối chất nên vị quan tham Thành hoàng đã cho lời tố cáo của Tịch là “không có bằng cớ chẳng coi ra gì.
Từ đây Tịch ấm ức lắm, Tịch “Mò mẫm ” hơn một trăm dặm, anh đã tìm đến quận. Nhưng khi đến đây tên họ Dương đã dùng tiền bạc để đút nót hết từ trên xuống dưới nên Tịch đến phải hứng bao trận đòn nên xuống. Mà gia cảnh Tịch thì nghèo làm gì có tiền đút nót nên phải ngậm đắng nuốt cay âm thầm quyết định phải làm rõ mọi chuyện cho đến cùng.
Tịch kiên quyết không chịu khuất phục trước cường quyền nên quyết định xuống âm ti lần thứ hai. Lần này Tịch đến tìm gặp Diêm Vương. Quan ấp và quận đã mật sai người đến gặp anh để “thu xếp” chuyện, hứa biếu anh ngàn vàng. Tịch không chịu, “không nghe”. Đúng như chủ nhà trọ đã nói với anh về sự “khăng khăng” giữ ý và “cố chấp”, nhất định sẽ “hỏng việc” vì quan ấp, quan quận “người nào cũng đều có thư riêng dâng lên Diêm Vương”.
Và khi đến đây anh đã bị Diêm Vương đánh cho hai mươi roi. Tịch kêu lớn “Phải đòn là đáng lắm! Ai bảo mi không cỏ tiền!”. Cái thứ công lý nơi âm ti là “công li kim ngân ”, là “miệng quan trôn trẻ” Diêm Vương “càng giận” cho Tịch biêt thế nào là “quan”! Diêm Vương đã dùng cực hình bắt Tịch thui hơn một giờ trên chiếc giường sắt lửa đốt đỏ rực, sai bọn quỷ sứ dùng cưa xẻ thân anh làm đôi.
Mặc dù bị tra tấn đến dã man và rùng rợn như vậy tịch vẫn không chịu khuất phục khi chưa tìm ra công lí chưa minh oan được cho cha. Tịch lại nói: “Oan to chưa giải, tấc lòng này vẫn không nguôi lạnh!… Nhất định còn kiện nữa! Điều này càng cho ta thấy rõ Tịch là một con người kiên cường dù có phải chịu nỗi đau như thế nào vẫn mong tìm được công lí minh oan cho cha mình.
Qủy sứ dưới âm ti là lũ “mặt đen, mồm máu, tay có vuốt nhọn… ” rất đáng sợ, ấy vậy mà chúng cũng phải “động lòng” trước con người Tịch. Lúc cưa Tịch làm đôi, chúng nói với nhau: “Gan thay anh chàng này” Lúc lưỡi cưa xoèn xoẹt gần đến ngực Tịch, một tên quỷ lại nói: “Người này chí hiếu, không có tội gì, cho chệch lưỡi cưa đi một tí, đừng để hại đến quả tim của hắn Lúc Tịch bị cưa làm hai mảnh, rồi lại được “hợp ngay lại ”, đau nhức nhối, đi được một bước lại ngã dúi thì được một tên quỷ đưa cho một dải thắt lưng bằng dây tơ, và nói: “Tặng cái này để đền đáp lòng hiếu’thảo của ngươi”. Nhờ cái dây lưng ấy mà Tịch thấy mình khỏe hẳn lên. Qua các tình tiết ấy chúng ta đã thấy rõ lòng hiếu thuận sự dũng cảm đi tìm công và thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc tố cáo tội ác man rợn của xã hội cũ và nơi âm ti đi ngục.
Sau đó Tịch lại được dẫn đến gặp Diêm Vương, nếu Tịch nói kiện tiếp chắc chắn lại bị dùng cực hình tiếp nên Tịch bèn nói thôi không kiện và tìm cách khác. Tịch nghĩ “Các cóng sà dưới cõi âm lại còn mờ ám hơn ở trên trần thế”. Tuy vậy, với Tịch thì con đường đi tìm công lý vẫn chưa phải là bế tắc, là tuyệt lộ. Anh lại nghĩ đèn thần Nhị Lang ớ Quán Khẩu mà thế gian vẫn truyền tụng là một vị thần “công minh chính trực “, nếu đến đấy để kể “tất có linh ứng khác thường”.
Đường đi về nhân gian là hướng Bắc nhưng Tịch lại ngoặt hướng Nam và bị bắt lại. Diêm Vương hứa cho Tịch mọi thứ gia sản đáng giá ngàn vàng, cho anh tuổi thọ, và báo cho biết Liêm, cha anh đã được đầu thai vào nhà giàu sang… Ân tứ ấy đã được Diêm Vương “ghi vào sổ, đóng ấn lớn”, bọn lính đã đưa cho anh “xem tận mắt”. Nhưng với anh công lí vẫn là trên hết anh âm thầm đi về để tìm cách gặp Nhị Lang.
Trên đường về anh bị bọn lính sai lừa rồi sau đó đầu thai làm trẻ con ở một gia đình. Sinh ra ba ngày liền không bú rồi chết. Vong hồn anh vẫn tìm nhị Lang. Tình tiết này càng chứng tỏ ý chí quật cường vượt qua gian khó để đi tìm bằng được cái gọi là công lí dù anh phải chấp nhân hi sinh như thế nào đi chăng nữa.
Sau đó Tịch phiêu dạt trong một lần trách va chạm với một vị đại quan thì bị mấy người bắt lại. Sau khi Tịch kể hết mọi chuyện thì vị quan đã thả Tịch ra và cho đi cùng. Vị quan này chính là Cửu Vương điện hạ. con trai Thượng Đế. Ngài đã chỉ vào một vị quan ra đón mà dặn dò: “Đây là người dưới ám, đang muốn lên đây tô’ tụng. Nén giúp anh ta làm rõ trắng đen ngay”. Vị quan được dặn dò là thần Nhị Lang, vị thần mà đã bao lâu nay Tịch từng mong ước được gặp gỡ. Và cuối cùng Tịch cũng tìm được người cần gặp. Đúng là trời không tuyệt lòng người.
Và rồi phiên tòa được mở ngay sau đó. Nhị Lang đúng thật là người công bằng chính trực và tuyên án:
Diêm La là “loài dê độc lang tham phải vóc nước Tây Giang để ” rửa ruột”, phải đốt giường Đông Bích để thiêu, thiêu rồi đem bỏ vào vò.
Thành hoàng, quận thú là ” quỷ đói”, ” giảo hoạt gian manh” nên phải ” rút tủy nhổ lông…lột xác xé da”
Bọn sai nha phải chặt tay chặt hết, ném vào nước sôi trong vạc, rút hết gân xương.
Tên họ Dương giàu có mà bất nhân, ranh ma thêm điều tra, đem vàng chóe che trùm địa phủ… phải tịch thu gia sản.
Tịch Liêm vì có con hiếu thảo, tính hiền lành, nên cho tặng tuổi thọ thêm ba kỷ nữa.
Chính sự kiên cường, lòng dũng cảm của Tịch đã chiến thắng cái xấu cái ác mang lại công bằng. Cái kết của Tịch thật có hậu anh và cha xuống lại và gia đình ngày càng trở nên giàu có hơn.
Truyện thật hay và ý nghĩa nó đã nói lên khát vọng công bằng của nhân dân và đức tính ở hiền gặp lành. Chỉ cần dũng cảm kiên cường vượt qua khó khăn ắt sẽ thành công đồng thời thể hiện đức tính có hiếu của những người con trong xã hội. Không những vậy truyện còn lên án tố cáo gay gắt sự tham ô, quan liêu nhận hối lộ ức hiếp những người nghèo khó trong xã hội. Truyện này đặc biệt ý nghĩa cho đến tận bây giờ trong việc chống lại tham ô trong xã hội hiện đại.