Cảm nhận về bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu – văn lớp 10


Đề bài: Cảm nhận về bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Bài làm

Bạch Đằng là con sông nổi tiếng gắn liền với những trận đánh lẫy lừng của quân ta trong kháng chiến chống quân xâm lược thời phong kiến. Đây cũng là con sông đi vào thơ ca Việt Nam với niềm tự hóa dân tộc vô cùng mạnh liệt.

Bài ” Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu thể hiện sự yêu mến tình cảm của tác giả dành cho con sông quyền lực này. Đây là một trong những bài phú vô cùng đặc sắc để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc dù đã qua nhiều thế hệ.

Tên nguyên tác lúc ban đầu của tác phẩm này chính là “Bạch Đằng giang phú” được Trương Hán Siêu viết bằng chữ hán, sau đó được rất nhiều dịch giả khác nhau dịch ra nhiều bản khác nhau. Tuy nhiên bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên là sát nghĩa nhất với văn bản gốc của tác phẩm

Trong phần mở đầu bài thơ tác giả đã miêu tả cảnh trên sông Bạch Đằng vô cùng hùng vĩ, tráng lệ, với những Cửu Giang, Tam Ngô, Ngũ Hổ…. thể hiện tâm hồn phóng khoáng của người lữ khách khi tới đây đứng trước cảnh núi sông hùng vĩ này:

“Giương buồm giong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết”

Nhân vật lữ“khách” chính là tác giả của chúng ta Trương Hán Siêu. Khi ông vô tình đưa thuyền của mình tới nơi này, đứng trước cảnh núi non, trước con sông lịch sử hùng vĩ này khiến cho tác giả cảm thấy tâm hồn mình đầy phấn khích, chơi vơi, những câu thơ thể hiện sự phóng khoáng tự do trong tâm hồn người lữ khách. Đồng thời thể hiện sự hưng phấn trong tâm hồn của người lữ khách khi được nhìn thấy một cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt trần, như chốn tiên cảnh nơi hạ giới này.

Xem thêm:  Phân tích cấu trúc cân đối của các câu thơ sau và chỉ ra ý nghĩa, vẻ đẹp của chúng: "Ta dại, ...Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm) và "Thạch lựu hiên... Dắng dỏi cầm ve, lầu tịch dương." (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi)

“Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”

Đứng trước con sông nổi tiếng trong lịch sử này, lữ khách không chỉ thấy con sông này đẹp, không chỉ cảm thấy hưng phấn nơi tiên cảnh tại hạ giới mà còn có sự kính trọng, yêu mến sâu sắc với con sông lững lẫy tên tuổi gắn liền với những trận đánh hùng dũng của nước ta trong lịch sử. Những câu thơ của tác giả Trương Hán Siêu thể hiện sự ngưỡng mộ, kinh phục với con sông chiến công hiển hách này.

Cảnh sông Bạch Đằng là một cảnh sông Bạch Đằng vô cùng tráng lệ, có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ rộng bát ngát xa trông, ngút ngàn tầm mắt tới muôn ngàn dặm. Tuy nhiên, sông Bạch Đằng cũng có sự dịu dàng, mềm mại của riêng mình với những con sóng vỗ mình nhẹ nhàng đang êm ái xô bờ khi thủy triều lên. Những con thuyền buồm trắng tinh thơ mộng nhẹ nhàng trôi trên sông, dưới làn nước mùa thu trong veo, xanh thăm thẳm tạo nên một bức tranh mùa thu vô cùng thơ mộng, làm say đắm hồn người lữ khách.

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu

Đứng trước cảnh đẹp vô cùng thơ mộng hùng vĩ của con sông Bạch Đằng này lại gợi cho người lữ khách những tâm trạng buồn vui lẫn lộn, Nơi đây đã từng diễn ra nhiều trận chiến nổi tiếng lẫy lừng trong lịch sử, để lại.

Xem thêm:  Dàn bài: Cảm nhận về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ

Cảnh đẹp và thơ mộng nhưng lữ khách ở đây lại cảm thấy buồn vui lẫn lộn. Đây là nơi diễn ra bao trận đánh, để lại tiếng vang trong lịch sử nhưng cũng là nơi mà nhiều chiến sĩ của nước ta đã thiệt mạng, dòng sông này đã tắm máu của nhiều chiến sĩ dân ta nhưng cũng tắm máu nhiều quân thù. Tất cả đều là những con người bằng xương bằng thịt, đều có người thân đang đợi ở quê nhà nhưng họ đã phải bỏ mạng mình tại con sông này

“Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”

… Thuyền tàu muôn đội,

Tinh kì phấp phới.

Hùng hổ sáu quân,

Giáo gươm sáng chói.

… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp đổi”

Trong đoạn phú thơ này tác giả Trương Hán Siêu tập trung thể hiện lại không khí chiến đấu đầy hào hùng, sự anh dũng của các chiến sĩ khi tham gia trận chiến, khiến cho trời đất nhưng mờ mịt, không rõ mặt người. Cuộc chiến thể hiện tinh thần quyết thắng máu lửa của hai bên giữa ta và địch “Thư hùng chưa phân”

Kẻ thù của chúng là vô cùng mạnh, chúng là nước lớn có nhiều lực lực, mưu kế tung mọi hỏa mù làm quân ta vô cùng khó đối phó. Nhưng chính nghĩa luôn thuộc về ta, chúng ta quân cướp nước nên tinh thần của quân ta vô cùng quyết liệt, đánh tan sự hiếu chiến của giặc, và do chúng ta là bên chính nghĩa nên ông trời giúp ta “Trời chiều lòng người” Với sự mưu trí, chiến thuật hợp lý cuối cùng quân ta toàn thắng, đánh bại kẻ thù mạnh

Xem thêm:  Khi bàn về phương pháp học tập, trau dồi văn hóa, có người cho rằng: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả”. Em hãy nêu những ý kiến của mình về câu nói trên

“Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”

Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh

Trong phần cuối của bài phú tác giả Trương Hán Siêu đã ca ngợi hai vị vua huyền thoại của đất nước ta. Trong đó hai vị tướng thời Trần là Trần Nhân Tông và Trần Thái Tông là hai người được tác giả khen ngợi, dành cho những lời lẽ kính trọng, thể hiện sự yêu mến, ngưỡng mộ, nể phục của tác giả với hai vị vua tài giỏi này.

Bài “Bạch Đằng Giang phú” của Trương Hán Siêu là một bài phú hay thể hiện tinh thần yêu nước, sự tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Với những lời thơ nhiều lô gic kết cấu chặt chẽ, nhịp thơ, lời thơ nhiều cảm xúc, thể hiện sự phóng khoáng tự do trong tâm hồn tác giả, khiến người đọc cảm thấy được vẻ đẹp của sông Bạch Đằng và thêm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan