Cảm nhận sau khi đọc “Chiến thắng Mtao Mxay” trong sử thi Đam San
Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận sau khi đọc “Chiến thắng Mtao Mxay” trong sử thi Đam San.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều chất sử thi hay và độc đáo ví dụ như: sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, “Xinh nhã”, “Đam San”,… và rất nhiều các sử thi khác. Trong đó tác phẩm tiêu biểu và được biết đến rộng rãi hơn cả đó chính là sử thi “Đam San” của người Êđê ở Tây Nguyên.
Trong sử thi Đam San chúng ta được học đoạn trích “Chiến thắng mtao mxay”, đoạn trích nói về cuộc chiến thắng của Đam San đã cứu vợ của mình trở về đó là niềm vui sướng, hạnh phúc của dân tộc miền núi, những người sử thi anh hùng như Đam San đã chiến thắng được hết các tù trưởng khác và đem lại vẻ vang, tự hào cho dân tộc mình. Chỉ trong một đoạn trích đã miêu tả thành công được hình tượng người anh hùng Đam San dũng mãnh, vẻ đẹp ngoại hình hoàn mỹ theo quan niệm của người Êđê. Vẻ đẹp của người anh hùng này được miêu tả bằng những từ trang trọng, kết hợp với giọng điệu sùng bái, tôn thờ, với thái độ tự hào. Đam San có giọng nói hào sảng, vang động ngay cả khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị vật để cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng vang khắp buôn. Người anh hùng có hình dáng phi thường, vạm vỡ nói chung là tuyệt mĩ, đẹp đậm chất là một người con của Tây Nguyên. Nhưng chàng đã bị Mtao Mxay (tù trưởng Sắt) cướp Hơ- Nhị chính là vợ của Đam Sam. Cuộc chiến cũng từ đó mà bắt đầu, người Êđê theo chế độ mẫu hệ nên họ rất coi trọng vợ của mình, việc bị kẻ thù cướp mất vợ chính là nỗi sỉ nhục lớn nhất của cả cộng đồng. Cũng chính vì thế mà Đam San cần phải đánh thắng tù trưởng Sắt lấy lại sự uy nghi và chứng tỏ sức mạnh của mình. Dù Đam San có mạnh đến đâu thì chàng cũng vẫn không thể phủ nhận rằng, tù trưởng Sắt cũng hung bạo và có sức mạnh phi thường không kém.
Vẻ đẹp của người anh hùng Đam San được thể hiện rõ ngay khi chàng bước chân vào lãnh địa của tù trưởng Sắt. Tù trưởng Sắt dù có hung bạo và kiêu căng đến bao nhiêu, ngạo mạn như thế nào nhưng khi thấy Đam San cũng phải dè chừng một phần. Hình ảnh Đam San cùng những bạn bè của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù dũng mãnh, khí thế hừng hực: “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi, gấp ba mắt thường”. Với biện pháp nghệ thuật so sánh đã làm nổi bật lên những nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre làm ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng, khi giáp chiến cùng Đam San, ngôn ngữ sử thi dù là miêu tả tù trưởng Sắt cũng rất đẹp và dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước người anh hùng Đam San. Lời nói của Mtao Mxay nói với Đam San thể hiện hắn là một con người hèn nhát: “Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại lời của Mtao Mxay đã thể hiện rõ sự khinh bỉ kẻ thù: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống được nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi ta cũng không thèm đâm nữa là.”
Cuộc đối đầu giữa Đam San và Mtao Mxay là cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng ngang tài, ngang sức và thật dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng của sử thi đó là sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm, với cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ hèn nhát. Đối với dân làng thì tất cả mọi thứ Đam San đều được tôn vinh, sùng bái, dân làng đối với Đam San từ cử chỉ hành động cũng luôn vượt trội hơn kẻ thù. Màn thi tài múa khiên được giao đấu giữa Đam San và tù trưởng Sắt rất thú vị: “Tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau” đó là sự chứng minh cho lời nói khoác lác của Mtao Mxay, Đam San đã dập tắt khi nhuệ của hắn bằng màn múa khiên hay sáng tạo và độc đáo cho thấy sức mạnh phi thường của chàng là thật. Được miêu tả cường điệu qua ngôn ngữ sử thi: “ Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa xung quanh cũng nghiêng ngả.” Chàng đã mạnh nay còn mạnh hơn khi được Hơ-Nhị ném cho chàng miếng trầu và thuốc sức lực của chàng đã tăng thêm gấp bội.
Dù là chàng đang chiến đấu một mình đánh nhau với Mtao Mxay, nhưng chàng không đơn độc trong cuộc chiến danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi mà các tù trưởng bạn hùng mạnh khác giúp đỡ chàng giành lại người vợ của mình. Không chỉ có vậy, vì chàng là người tốt, một anh hùng chính nghĩa lên chàng còn được sự trợ giúp của ông trời. Trong sử thi thì hầu như những người anh hùng nào cũng sẽ có mỗi liên hệ với lực lượng siêu nhiên. Ông trời đã giúp chàng đánh bay áo giáp của tù trưởng Sắt. Khi đã không có áo giáp bảo vệ nữa hắn trở lên thật thảm bại và hèn nhát, hắn không cần biết nhục nhã thế nào chỉ cần biết cần phải giữ được mạng sống, hắn chui hết từ chuồng heo sang cả chuồng trâu, khi sắp chết lại tiếp tục buông những lời hèn nhát. Hắn thật là một con người ham sống, sợ chết nhưng cuối cùng kết thúc của hắn vẫn chính là cái chết. Ông trời chỉ là một phần giúp anh hùng Đam San, còn người kết liễu tù trưởng Mtao Mxay chính là chàng, chàng đã kết liễu kẻ thù trong sự vinh quang.
Đam San giết được tù trưởng Mtao Mxay cũng chính là việc trả thù đòi lại danh dự đã thành công, chành đánh thắng cũng đồng nghĩa với việc đã đòi lại được vợ từ tay kẻ thù. Giết chết Mtao Mxay chính nghĩa thuộc về Đam San, chiến thắng vang dội, tất cả các tài sản trước kia của Mtao Mxay nay đã là của chàng, không chỉ có vậy tôi tớ, dân làng của tù trưởng Sắt từ nay cũng là của Đam San. Quyền sở hữu này cũng chính là đặc trưng của chế độ chuyển từ công xã thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Các hình ảnh trong sử thi được miêu tả rất hoành tráng, cường điệu hóa: “Mọi người tình nguyện theo Đam San đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiến đen, như đàn mối trắng”. Trong ngôn ngữ của sử thi cũng có những các rất riêng và đặc sắc như ngôn ngữ mộc mạc, chân thực như người dân miền núi kể chuyện cho nhau nghe. Sau tất cả mọi chuyện Đam San trở lên lừng lẫy, chàng càng được thêm uy quyền và thêm rất nhiều của cải đó chính là sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Để mà xứng đáng với chiến công thì đã có một lễ ăn mừng chiến thẵng kì vĩ diễn ra. Đam San đã kêu gọi mọi người, trong lời kêu gọi cũng có sức mạnh thật kì vĩ hiệu triệu muôn người như một. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh người anh hùng xứng đáng: “Hãy lấy bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiến để cúng cho Đam San này đã chiến thắng Mtao Mxay, để ta được như cây cổ thụ cao vút.” Hội diễn ra với không khí tưng bừng náo nức, nhưng trong giữa đám đông ấy nổi bật lên vẫn là người anh hùng Đam San. Hình ảnh Đam San sau chiến công này đã được mô phỏng, phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tin và niềm tự hào dân tộc về người anh nhùng vĩ đại này: “Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đam San quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén… Đăm San hùng cường ngay từ khi trong lòng me.” Vẻ đẹp đó chỉ xuất hiện ở trong thể loại sử thi anh hùng, với ngôn ngữ sử thi thì mới có thể sáng tạo như vậy.
Với “Chiến thắng Mtao Mxay” đã cho chúng ta thấy hình ảnh oai minh tráng lệ, sức mạnh của người anh hùng Đam San và sự đối lập là kẻ thù Mtao Mxay. Qua đoạn trích đã cho ta thấy người anh hùng là người đem luôn bảo vệ nhân dân và đem lại bình yên cho tộc mình. Sử thi anh hùng Đam San chính là một tác phẩm tiêu biểu hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của người Êđê nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.