Cảm nghĩ về bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”- văn lớp 10


Đề bài: Cảm nghĩ về bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”

Bài làm

Hình ảnh con cò trong thơ ca cổ, trong ca dao dân ca Việt Nam đã là hình ảnh trở nên vô cùng quen thuộc gắn bó thân thiết. Những chú còn ngày đêm kiếm ăn cần mẫn trên những đồng ruộng xanh bát ngát thẳng cánh cò bay, đã trở thành hình ảnh vô cùng thân thuộc gắn liền với người nông dân Việt Nam.

Hình ảnh con cò trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” chính là hình ảnh ẩn dụ, hiện thân cho người nông dân chân chất một nắng hai sương trên đồng ruộng, chăm chỉ, cần mẫn làm hạt lúa hạt gạo nuôi sống gia đình mình.

Bài ca dao xưa mượn tiếng kêu ai oán của con cò khi lâm nguy để nói lên nỗi lòng của những người nông dân chịu cảnh bần hàn khốn khổ, nhưng vẫn kiên quyết sống với phẩm chất trong sách của mình. Thà chết vinh còn hơn sống nhục, có chết cũng phải trong sạch ngay thẳng.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta cảm nhận được đây là bài thơ có nghệ thuật ẩn ý ngụ ngôn vô cùng độc đáo, thể hiện lý tưởng sống của người nông dân lao động xưa khi gặp hoạn nạn, nhưng kiên quyết không chịu khuất phục cái xấu cái ác, mà muốn sống chân chính, ngay thẳng, trong sạch.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Nhân vật trung tâm của bài ca dao chính là con cò, nó là hình ảnh người nông dân cần cù chăm chỉ, một nắng hai sương trên đồng, nhưng không may gặp hoàn cảnh éo le bất thường nên lúc cần cù kiếm ăn vào ban đêm.

Người dân xưa vốn lam lũ, nghèo khổ để nuôi sống gia đình họ phải lặn lội thân cò đêm ngày. Những câu thơ thể hiện sự vất vả của người lao động trong cuộc sống mưu sinh thường nhật, gợi nhiều sự xót xa cho một thân cò.

Tiếng kêu ai oán, thê lương của con cò, khi bị gặp nạn khiến người nghe cảm thấy xót thương, thương cho thân phận một chú cò, cần cù chăm chỉ nhưng chẳng may gặp cuộc sống khó khăn, gặp nạn bất ngờ.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Điệp từ ông được nhắc lại trong bài thơ này rất nhiều lần thể hiện sự bi thảm của bài ca dao. Con cò mong có một thế lực nào đó giúp đỡ mình. Một người có đủ sức mạnh để có thể giúp chú cò khốn khổ thoát cảnh bi ai.

Lời chú cò chính là lời cầu cứu của người dân lao động với những nhà cầm quyền, những người có thế lực trong xã hội cũ hay giúp đỡ cuộc sống nghèo khổ bi thương của những người nông dân lao động

Xem thêm:  Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: “Dòng suối... Tổ quốc”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Liên hệ bản thân, em hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương, đất nước

Trong những lời kêu cứu của mình con cò còn muốn phân trần về những mong muốn của mình. Con cò không hề sợ cái chết nhưng muốn được chết một cách trong sạch, giữ được thanh danh phẩm hạnh của mình trước cảnh sa cơ, hoạn nạn.

Qua những lời cầu cứu than thân của số phận chú cò trong bài ca dao này ta thấy được triết lý sống nhân sinh vô cùng cao đẹp của người xưa là thà chết vinh còn hơn sống nhục, giấy rách phải giữ lấy lề của truyền thống cha ông ta chưa bao giờ phai mờ.

Thông qua bài ca dao người đọc thêm cảm phục tấm lòng lương thiện, trong sách của người xưa dù cuộc sống có khó khăn vất vả nhưng họ không bao giờ bán rẻ thanh danh của mình. Đó là một truyền thống quý báu cho con cháu phải noi theo.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan