Cảm nghĩ của em sau khi đọc Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trun


Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc Hồi trống cổ thành trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

La Quán Trung – một nhà văn với tính cách cô độc, lẻ loi, thích ngao du nhưng lại có tài về viết dã sử. Ông có rất nhiều tiểu thuyết dã sử ví dụ như tùy đường lưỡng triều chí truyện, Tấn đường ngũ đại sử diễn nghĩa,.. Đặc biệt trong đó là tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, với giá trị của mình nó xứng đáng trở thành mọt trong những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử hay nhất của Trung Quốc. Tiêu biểu trong tác phẩm là đoạn trích hồi trống cổ thành.

Hồi trống cổ thành thuộc hồi 28 của tác phẩm kể lại việc đoàn tụ khong mấy thuận lợi của Quan Công và Trương Phi. Hồi trống cổ thành gióng lên để khẳng định lòng chung thành cũng như ý chí vượt qua gian nan của anh em Quan, Trương. Có thể nói đấy là một đoạn trích thấm nhầm tư tưởng lòng chung thành và đạo lý huynh đệ của họ. Với các chi tiết đắt cùng diễn biến ly kỳ hấp dẫn tác giã dã vẽ lên một bức tranh về lòng tín nghĩa.

Trước tiên ta sẽ giới thiệu về Trương Phi. Trương là một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị. Với ngoại hình mình cao tám thước đầu báo mắt tròn, râu hùm hàm én cho nên Trương sở hữu tính cách nóng như lửa, thắng thắn tiếng nói thì vang như tiếng sấm. Tuy có nhiều lần mưu trí thông minh song lại bộc trưc đến thô lỗ và có tật nghiện rượu.

Sau đó là nhân vật Quan Công, ông là một dũng tướng có tài giỏi võ nghệ và đặc biệt trung nghĩa khẳng khái,trung thực. Quan thuộc kiểu người giàu không ham mà nghèo hèn thì cũng không đổi lòn, đứng trước uy vũ nhưng cũng không chịu khuất phục. So với Trương Phi thì Quan Vũ có phần điềm đạm hơn.

Kể về hành trình gặp lại nhau của hai anh em họ thật đáng để người ta dùng những mĩ từ hay nhất để miêu tả. Câu chuyện bắt đầu khi Quan Công dẫn hai chị vượt qua những ải của Tháo. Tháo vẫn muốn giữ Quan lại để dùng nên mặc du biết những điều Quan sắp làm Tháo vẫn không cho người đuổi theo mà ngăn cho họ không qua được ải. Quan Công phải mở đường máu để đưa hai chị đi. Cuôi cùng những khổ cực và ý chí kiên cường của Quan đã được đền đáp khi đến thành lại biết được Trương Phi chiếm được thành và đang tích trữ lương cỏ. Quan lập tức sai Tôn Càn vào báo cho Trương Phi được biết.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi

Tưởng rằng anh em đoàn tụ vui mừng khôn xiết và tối nay Quan sẽ được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để bù đắp cho những ngày qua khó nhọc. Nhưng nào có ngờ đâu khi nghe Tôn Càn báo tin thì Trương Phi không nói một lời, vội mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn theo một nghìn quân tiến ra cửa Bắc. Người mà Trương đối mặt chẳng phải là anh em mà là kẻ thù. Trương tức giận mặt đằm đằm sát khí “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược” rồi hò hét như sấm chạy vào đâm Quan Công. Tác giả sử dụng mười một động từ mạnh thể hiện nói căm thù tức giận của Trương Phi hết sức khẩn trương, quyết liệt cương trực đến nóng nảy.

Còn Quan Công thì sao?, sau những gì mình đã làm Quan Công ngỡ tưởng được đoàn tụ vui vẻ nhưng chớ trêu với tình huống bất ngờ ấy. Ông chỉ biết minh oan giải thích điềm đạm cho Phi nghe. Nhớ lại những gì đã trải qua Quan đã phải mở đường máu trải qua bao nhiêu ải bao nhiêu thành, chém chết bao nhiêu tên giữ thành như: Khổng Tú, Hán Phúc, Mạn Thầu… vậy mà giờ đây lại bị như thế này. Ông trời thật là khéo biết sắp đặt người ta vào những tình huống bế tắc. Tuy nhiên ban đầu Quan Công vẫn tưởng Trương Phi ra đón mình nên đã mừng rỡ “giao long đao,tế ngựa lại đón”. Quan vẫn xưng hô hiền đệ và em mặc dù Trương Phi đang mày tao thất lễ. Quả thật là một người anh mà chấp nhận để cho em nhục mạ mặc cho mình không làm gì sai như vây thật là đáng quý. Ở đây ta thấy một đức tính kiên nhẫn mềm mỏng nói năng dễ nghe của một huynh trưởng.

Xem thêm:  Cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong tự nhiên

Thật trớ trêu khi nói thế nào đi nữa Trương cũng không chịu tin. Quan đành nhờ hai chị giải thích hộ nhưng Trương vẫn nhất quyết không nghe. Trương kết tội Quan bằng các lập luận như: bỏ anh là bất nghĩa hàng Tào là bất trung rồi phong tước. Quan đến đây chỉ là để lừa Trương để giúp Tháo mà thôi như thế là bất nhân. Hai bên cứ giải thích buộc tôi nhau như thế. Thật là huynh đệ bất hòa mâu thuẫn.

Đang lúc khó phan đúng sai thì Sái Dương cùng một loạt quân ở đâu xuất hiện làm cho Trương càng nghi ngờ Quan Công. Cái tên họ Sái kia cũng thật là biết xuất hiện đúng lúc. Không phải tự nhiên một cách tình cờ mà Sái Dương lại có mặt ở đây. Sự xuất hiện của hắn là hợp lý hợp logic bởi Quan Công vừa giết cháu ngoại của hắn là Tần Kỳ bên bờ Hoàng Hà khiến y đuổi theo để báo thù. Thêm nữa tư lâu y không phục Quan Công nên muốn diệt Quan. Tuy nhiên điều đó lại làm cho mối nghi ngờ của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm và kết thúc cũng thật hấp dẫn. Và chính điều ấy làm Quan Công nảy ra một đề xuất là chém đầu Sai Dương để minh oan.

Ngay sau đó đề nghị của Quan Công được chấp nhận nhưng lại bị thách thức ttrong ba hồi trống vang lên. Có lẽ thế mà tên đoạn trích được đặt là hồi trống cổ thành. Ngay lập tức Quan Công chẳng nói chẳng rằng xông vào lấy đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống. Có lẽ hành động đó đủ thành y muốn chứng minh lòng trung thành tín nghĩa của mình như thế nào. Đặc biệt không cần đến ba hồi trống mà chưa hết một hồi Quan đã hạ được đối thủ. Điều đó đủ cho thấy Quan Công quyết tâm minh bạch như thế nào. Không những thế nó còn ca ngợi tài năng võ thuật của Quân Công. Về phía Trương Phi đặt ra hồi trống kia chính là để thách thức Quan Công nhưng không ngờ lại nhanh chóng đến thế nên mối nghi ngờ trong y vẫn không nguôi. Mãi cho đến khi bắt một tên lính minh oan và kể lại đầu đuôi sự việc cungf những cái thụp lạy van khóc của hai chị thì Trương Phi lúc này mới tin Quan Công.

Xem thêm:  Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào quên

Những tiếng trống kia không phải ngẫu nhiên được vang lên mà hoàn toàn co mục đich cả, cũng vì thế mà nhan đề đoạn trích lại là hồi trổng cổ thành.

Hồi trống ấy vang lên

“Chém Sái Dương, anh em hòa giải

Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”

Nếu những hồi trống ngoài chiến trận để thục giục binh sĩ chiên đấu, là điệu nhạc mừng vui khi thắng trận trở về thì hồi trống ở đây vang lên lại mang nhiều ý nghĩa khác. Thứ nhất là kết thúc những mối nghi ngờ giữa hai anh em Quan Trương gắn kết lại tình huynh đệ sống chết có nhau. Thứ hai, nó là hồi trống minh oan cho tấm lòng chung nghĩa của người anh hùng Quan Công. Thứ ba, là chiến thắng quân Tào một cách oanh liệt chỉ trong một hồi trống. Thứ tư là thể hiện tài năng võ nghệ của Quan Công đó chính là hồi trống thách thức y về tài năng và lòng chung thành.

Không chỉ thành công về mặt nội dung La Quán Trung còn thành công trong nghệ thuật sử dụng hệ thống từ cổ trang trong mang âm hưởng thời xưa: xà mâu, long đao, ấn thụ…Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn với cốt truyện kịch tính ly kỳ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình mang tính biểu tượng, tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động.

Tóm lại, hồi trống cổ thành là một đoạn trích được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật. Qua đây ta biểu dương tính tình cương trực của Trương Phi và ca ngợi lòng chung nghĩa của Quan Công. Đồng thời ca ngợi tình cảm huynh đệ gắn bó sống chết có nhau để rồi dù có bao nhiêu khó khăn thì cuối cùng họ cũng đoàn tụ một cách oanh liệt trong hồi trống tuy thách thức minh oan nhưng đoàn tụ và mừng rỡ.

Bài viết liên quan