Bình luận ý kiến Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội- văn lớp 10
Đề bài: Bình luận ý kiến Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội
Bài làm
Truyện truyền thuyết “Chiếc nỏ thần” kể về vị vua An Dương Vương, Mị Châu (con gái vua) và Trọng Thủy (con rể) nêu lên chủ đề về việc dùng người trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân ta.
Vua An Dương Vương do thương yêu con gái mình là Mị Nương nên đã tiết lộ cơ mật cho con gái, còn Mị Nương thì lại một lòng yêu chồng, tin tưởng người chồng của mình nên đã bị Trọng Thủy lợi dụng dẫn tới kết thúc bi thảm cho cả ba người.
Câu chuyện xoay anh việc vua An Dương Vương xây dựng đất nước, được thần Kim Quy giúp đỡ cho mượn chiếc nỏ thần để đánh giặc, nên đánh đâu thắng đó, phá tan mưu kế của kẻ thù. Nhưng sau đó nước bạn đã xin kết tình thông gia bằng cách xin cưới Mi Nương cho Trọng Thủy là con trai nước láng giềng, và cho Trọng Thủy ở rể.
Trọng Thủy âm mưu cướp nước nên ngày ngày chàng đều nhờ Mị Nương tìm kiếm thông tin mật từ phía cha mình là vua An Dương Vương. Mị Nương vì yêu chồng tin tưởng chồng nên đã ăn cắp nỏ thần đưa cho Trọng Thủy xem dẫn tới cảnh nước mất nhà tan.
Nhà vua An Dương Vương tức giận chém chết con gái vì mê muội, còn Trọng Thủy vì hối hận đã làm cho người vợ tào khang phải chết nên nhảy xuống giếng ngọc tự vẫn.
Cho tới ngày nay truyền thuyết về “Chiếc nỏ thần” câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu, Trọng Thủy vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng Mị Châu mê muội, đi yêu kẻ thù của đất nước mình, bị hắn lợi dụng khiến An Dương Vương và đất nước bị kẻ thù xâm lược, khiến cho nhân dân chịu cảnh lầm than, cơ hàn.
Nàng chính là tội nhân muôn thủa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng Mị Châu vô tội, nàng sinh ra trong thời kỳ phong kiến, người phụ nữ phải tuân theo tam tòng tứ đức.
“Tại gia thì tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Có nghĩa người con gái khi ở nhà thì nghe lời cha, lấy chồng thì phải nghe lời chồng, chồng chết thì nghe lời con. Vậy Mị Châu đã được gả cho Trọng Thủy việc một người vợ nghe lời chồng của mình không có gì là sai cả, việc làm của nàng hoàn toàn bình thường theo thói tự nhiên. Vợ chồng sống với nhau đầu bạc răng long, đầu ấp má kề không tin tưởng chồng thì tin tưởng ai được nữa.
Bên cạnh đó, Mị Châu cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến, hôn nhân do cha mẹ hai bên sắp đặt nàng không hề được quyền quyết định. Cuộc hôn nhân của Mị Châu và Trọng Thủy do vua An Dương Vương và Triệu Đà quyết định, nàng không hề được quyền lên tiếng từ chối mà phải ngoan ngoãn nghe lời vua cha.
Nếu trách có lẽ nên trách vua An Dương Vương đã quá tự tin, chủ quan khinh địch, không lường trước được âm mưu thâm hiểm của vua Triệu Đà đem con gái mình gả cho kẻ thù, rồi nhận con của kẻ thù làm con rể để Trọng Thủy có cơ hội xâm nhập vào đất nước biết rõ cơ mật của mình.
Hành động của Mị Châu khi đưa Trọng Thủy vào tận chỗ cất giấu chiếc nỏ thần và chỉ cho chàng cách sử dụng chiếc nỏ thần như thế nào chỉ là hành động của một người phụ nữ bình thường, tin tưởng vào người chồng đầu ấp má kề. Nàng suy nghĩ đơn giản chân thành, không nghĩ được lòng người khó đoán.
Nàng có chút ngây thơ khờ khạo, không lường trước được hiểm họa mình sẽ mang tới cho vua cha và đất nước của mình. Mị Châu thật sự là một nhân vật tội nghiệp đáng thương hơn đáng trách, bởi cô đáng thương ở chỗ sinh ra trong chế độ phong kiến, không được quyết định tương lai hạnh phúc của mình.
Là con gái của vua nhưng nàng cũng không được ra khỏi cửa cung, không được va chạm với xã hội bên ngoài để hiểu được lòng người khó đoán, nham hiểm mưu mô như thế nào. Mị Châu càng đáng thương hơn khi vừa bước vào hôn nhân, mối tình đầu cũng là mối tình cuối của cuộc đời lại gặp đúng tên khốn nạn.
Trọng Thủy khốn nạn với Mị Châu ở chỗ đã lợi dụng thân xác nàng – không yêu nhưng cưới nàng để lợi dụng tìm thông tin cho vua cha của mình. Trọng Thủy tàn nhẫn đẩy cha vợ, người vợ của mình tới chỗ đường cùng phải tìm tới chỗ chết. Anh ta thật sự là con người quá nguy hiểm và xảo quyệt, mưu mô khó lường.
Mặc dù, tới cuối cùng khi hoàn thành nhiệm vụ của mình Trọng Thủy cũng tự vẫn theo Mị Châu để chứng minh tình yêu của mình với vợ, nhưng cũng đã quá muộn rồi. Giá như Trọng Thủy yêu vợ sớm hơn, đừng vì lòng tham của cha mình mà đẩy người khác đến chỗ chết thì có lẽ tốt hơn.
Anh ta đủ thông minh để hóa giải mối hận thù giữa hai nước, tại sao không làm, bởi giờ đây anh ta đã là thần dân, là một phần của đất nước Âu Lạc, là con rể của vua An Dương Vương. Nhưng lòng tham của cha con Trọng Thủy quá lớn nên mới dẫn tới bi kịch.
Tấm lòng Mị Châu trong trắng, ngây thơ thánh thiện nên khi nàng chết đi đã hóa thành viên ngọc trai, trắng trong lấp lánh tỏa sáng muôn đời. Mị Châu không có tội, nàng chỉ quá khờ khạo cả tin mà thôi. Sự cả tin của nàng xét cho cùng cũng thừa hưởng gen di truyền từ An Dương Vương mà ra, bởi An Dương Vương – cha của Mị Châu cũng cả tin, nên mới kết thông gia với Triệu Đà và nhận Trọng Thủy làm con rể.
Thông qua truyện truyền thuyết “Chiếc nỏ thần” này người xưa muốn lên án chiến tranh phi nghĩa, tố cáo lòng tham của bọn giặc lúc nào cũng muốn chiếm hữu nước khác để mở mang bờ cõi. Chính vì vậy, mới gây ra nhiều cuộc chiến thương tâm.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu