Bình luận tư tưởng hàm chứa trong câu nói của Gớt: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”


Bình luận tư tưởng hàm chứa trong câu nói của Gớt: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”

Gợi ý

HƯỚNG DẪN

Con người sinh ra trên đời không phải chỉ nhờ có những thời trân phẩm quả của thiên nhiên và xã hội mà sống và lớn lên; muốn tồn tại và phát triển con người phải đấu tranh không ngừng trong nhiều lĩnh vực: đấu tranh với thiên nhiên để cải tạo thiên nhiên, chế ngự thiên nhiên, đấu tranh với người để cải tạo xã hội, làm cho xã hội tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, đấu tranh với bản thân để hoàn thiện bản thân, trau dồi năng lực, phẩm chất đặng có thể trở thành một con người chân chính, đóng góp được phần mình vào hai cuộc đấu tranh trên.

Người viết có thể bàn luận thêm nói con người là chiến sĩ không có nghĩa biến con người thành khắc kỉ, cuộc sống con người thành khắc khổ, hành trình của con người chỉ có gian truân mà cuộc sống ngoài chiến đấu ra còn có hưởng thụ và ngay trong chiến đấu người ta cảm thây hạnh phúc, hạnh phúc trước chiến công, hạnh phúc trong tình người, hạnh phúc trước ý nghĩa của cuộc sống.

BÀI LÀM

Con người khi mới lọt lòng mẹ, thường cất tiếng khóc oa oa oa. Có người nói đó là vì đời là bể khổ, nên con người đã khóc ngay từ phút đầu tiên làm người. Có người nói: Không, tiếng khóc đó là động tác làm cho phổi nở ra và đứa bé tự sống độc lập được từ đây. Đứa bé còn giơ hai tay lên như thách thức, môi chóp chép tìm sữa mẹ, tìm sự sống. Đứa bé đó bắt đầu chiến đấu. Quan niệm sống là chiến đấu cũng là quan niệm của Gớt, thi hào vĩ đại Đức thế kỉ XIX, ông nói: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”.

Con người là một kẻ chiến đấu vì sự sống là một cuộc chiến đấu, con người sinh ra và lớn lên không chỉ nhờ những thành quả có sẵn mà thiên nhiên và xã hội ban tặng mà luôn luôn phải chiến đấu để làm nên và phát triển những thành quả mới. Cuộc chiến đấu của con người diễn ra trên ba lĩnh vực: lĩnh vực tự nhiên, lĩnh vực xã hội và trong bản thân mình.

Trong quan hệ với tự nhiên, con người phải chiến đấu chế ngự thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên. Trong thời đại hái lượm và săn bắt, con người sống dựa vào những vật phẩm có sẵn của thiên nhiên nhưng cũng phải trèo hái, tìm kiếm mới có, phải đánh nhau với thú dữ, chế tạo ra các công cụ dù còn thô sơ như bẫy đá, mác, lao, cung, nỏ để giết thú. Con người phải tìm ra thuốc chữa bệnh từ cây lá… Tiến lên một bước nữa, con người biết phòng tránh thiên tai như biết làm nhà kiên cố để tránh bão, biết đắp đê để ngăn lũ, biết dựng cột thu lôi để chống sét… Tiến lên một bước cao hơn nữa, con người biết cải tạo thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ tốt hơn cho con người như biết khơi suối nguồn thành sông, biết ngăn sông làm thủy điện, biết biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng, biết tìm ra các hóa chất trong thực vật, động vật, trong khoáng sản để làm thuốc chữa bệnh… Tất cả những hoạt động ấy đều là cuộc chiến đấu của con người bằng mồ hôi, trí óc và có khi cả xương máu nhằm chế ngự, cải tạo, chinh phục và khai thác nhằm bảo vệ, duy trì và nâng cao cuộc sống của con người.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật An Dương Vương trong câu chuyện cùng tên

Trong lĩnh vực xã hội, từ thuở còn sống thành bầy đàn rồi thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, tiến lên dân tộc,… con người luôn vừa chung sống vừa đấu tranh với nhau, đấu tranh chống cái xấu, cái ác, cho chiến thắng của cái tốt, cái thiện, nhằm làm cho xã hội tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người sống hạnh phúc hơn. Cuộc đâu tranh ấy diễn ra dưới nhiều hình thức tư tưởng, chính trị, kinh tế và có khi cả quân sự nữa.

Dân tộc Việt Nam từ thuở sơ khai đã phải chiến đấu chống thú dữ mộc tinh, hồ tinh (thần thoại Lạc Long Quân), đã phải chiến đấu chống thiên tai (Sơn Tinh, Thủy Tỉnh), đã phải khai phá đầm lầy (Chử Đồng Tử), đã phải chiến đâu chông ngoại xâm (Thánh Gióng)… Từ khí có sử thì hầu như thế kỉ nào cũng có cuộc kháng chiến, thế kỉ X chông quân Nam Hán, thế kỉ XI chống quân Tông, thế kỉ XIII chống Nguyên Mông, thế kỉ XV chông quân Minh, thế kỉ XVIII chống quân Thanh, từ giữa thế kỉ XIX đến 1975 chống Pháp, chống Mỹ và ngày nay đang tiếp tục chiến đấu với nghèo nàn, lạc hậu và các thế lực thù địch âm mưu diễn biến hòa bình và âm mưu biến nước ta thành phụ thuộc… Bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và máu đã đổ mới có non sống gấm vóc và niềm tự hào dân tộc như ngày nay.

Song song, đồng thời với hai cuộc đấu tranh – đấu tranh với thiên nhiên va đấu tranh xã hội trên, luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh trong bản thân con người vì con người vốh là một sinh thể lưỡng tính vừa là con nhưng lại là người, vừa là cá thể nhưng lại sôhg cộng đồng, vừa có tính thiện nhưng lại vừa có mầm ác… Để bản thân tồn tại và phát triển, con người đã phải tự đấu tranh, ví dụ đấu tranh với tính hèn nhát để không sự bóng tôi, đấu tranh với thói lười biếng để không ngại học tập, đấu tranh với thói tham lam để không lấy của người khác… Theo yêu cầu của cuộc đấu tranh chung, con người còn phải tự đấu tranh nhiều hơn nữa, ví dụ đấu tranh với lợi ích cá nhân khi nó mâu thuẫn với lợi ích chung, đấu tranh với tính cầu an để chiến đấu với những tiêu cực xã hội, đấu tranh với bản năng ham sống trước yêu cầu phải hi sinh cho sự tồn vong của cộng đồng, đấu tranh với tính tự mãn ngại khó đã vươn cao hơn nữa tới đỉnh cao của tài năng, trí tuệ…

Trong ba lĩnh vực đấu tranh đó thì đấu tranh với bản thân là khó khăn nhất, nhiều người từng chiến thắng trong hai lĩnh vực trên mà gục ngã trước chính mình, như một số cán bộ đã thoái hóa biến chất trong xây dựng hòa bình.

Đời là chiến đấu, chiến đấu không ngừng không nghỉ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Thế thì đời còn gì là vui tươi, thanh thản nữa nhỉ? Không, nói đời là chiến đấu, không hề nói con người không còn lúc nào thanh thản để hưởng thụ những niềm hạnh phúc ở đời. Song song với chiến đấu, con người vẫn yêu nhau, vẫn ca hát, vẫn ngắm cảnh và hơn thế con người chiến đấu còn cảm thấy hạnh phúc hơn, hạnh phúc trong tình người, hạnh phúc trước thành quả của chiến đấu, trước ý nghĩa của cuộc sống mà chiến đấu đem lại cao. Các Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Câu nói không chỉ có nghĩa có đấu tranh mới giành được hạnh phúc mà còn có nghĩa trong đấu tranh, con người cảm thấy hạnh phúc, một hạnh phúc cao cả, lớn lao không gì so sánh được và trong cuộc đấu tranh bản thân cũng vậy. Khi ta đấu tranh bản thân thắng lợi thì một niềm hạnh phúc tự hào dâng lên tràn ngập tâm hồn như người chiến sĩ trong bài thơ Con cá chột nưa của Tố Hữu đã “cười đắc thắng” khi chiến thắng được sự dụ dỗ của “cái bụng” trong cuộc đấu tranh tuyệt thực quyết liệt trong nhà tù đế quốc.

Xem thêm:  Suy nghĩ về hiện tượng có một số thanh thiếu niên coi những ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng

Lớp trẻ chúng ta ngày nay sinh ra thì đất nước đã hòa bình… nhiều thành quả của cuộc sống đến với ta có vẻ dễ dàng nên nhiều người không có ý niệm “là người – là chiến sĩ”. Nên biết rằng những thành quả mà ta đang được hưởng cũng đã là do bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân, của các thế hệ đã làm nên và đến lượt ta, ta lại phải phát huy những thành quả đó, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. muốn vậy, chúng ta phải ra sức học tập, rèn luyện, tích cực lao động sáng tạo, vượt khó, đấu tranh chông tiêu cực, công hiến nhiều nhất cho Tổ quốc và nhân dân nghĩa là phải chiến đấu. Cuộc chiến đấu ấy diễn ra trong tất cả các lĩnh vực mà ta chưa hình dung hết vì chúng ta chưa thực sự chiến đấu mà mới trang bị cho mình những “vũ khí” cần thiết của người chiến sĩ tương lai, đó jà kiến thức và ý chí. Nhưag có một cuộc chiến đấu mà ngay bây giờ đã và đang diễn ra quyết liệt trong bản than ta, đó là chiến đấu chông sự ngại khó, chổng tư tưởng hưởng thụ, ỷ lại, trung bình chủ nghĩa để vươn lên đạt kết quả cao trong học tập, itu dưỡng, rèn luyện. Hãy chiến thắng bản thân trong cuộc đấu tranh này để chiến thắng trong cuộc sống – cuộc chiến đấu – ngày mai.

Thegioivanmau.com

Bài viết liên quan