Bình luận câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (bài làm của học sinh giỏi)


Bình luận câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (bài làm của học sinh giỏi)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 – Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”

 – Đánh giá chung

2. Thân bài

* Giải thích

 – Nghĩa đen

  + Sắt là kim loại thô, cứng, khó bào mòn

  + Kim được làm bằng sắt, vô cùng nhỏ bé

 – Nghĩa bóng:

  + có công mài sắt: có ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn

  + có ngày nên kim: đạt được thành công

 => muốn thành công cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi rào cản của cuộc sống

* Chứng minh 

 – Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trường kì gian khổ

 – Tấm gương Cao Bá Quát, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền,….

 – Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí

* Liên hệ mở rộng 

 – Phê phán một số người không có ý chí, thấy khó khăn thì chùn bước

 – Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung tương tự

3. Kết bài

 – Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ

 – Liên hệ bản thân rút ra bài học

binh luan cau tuc ngu co cong mai sat co ngay nen kim bai lam cua hoc sinh gioi - Bình luận câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (bài làm của học sinh giỏi)

Bình luận câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Bài làm tham khảo

Tục ngữ là kho trí tuệ, là cái túi tri thức và kinh nghiệm dân gian vô cùng, vô tận và quý báu của nhân dân ta. Để nhằm khuyên dạy con cháu lòng kiên trì, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công, ông cha ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về bệnh thành tích trong xã hội hiện nay - Văn mẫu lớp 11

Tục ngữ thường thể hiện kinh nghiệm sống trong dân gian. Chính vì vậy mà ông cha ta đã mượn hình ảnh, sự vật rất đỗi quen thuộc để nâng cao thành bài học nhân sinh và trong câu tục ngữ này cũng vậy. Sắt là thứ kim loại thô, cứng, khó bào mòn. Còn kim được làm từ sắt, nhỏ bé, một đầu nhọn, đầu kia có lỗ để luồn chỉ. Tuy nhỏ bé nhưng nếu không có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì làm được một chiếc kim rất kì công và tốn thời gian. Câu tục ngữ được chia làm hai vế rõ ràng. ” Có công mài sắt” là có ý chí, nghị lực vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống trong công việc. “Có ngày nên kim” được hiểu là đạt được một kết quả thành công như mong đợi. Mượn chuyện mài sắt thành kim người xưa muốn nhắn gửi đến thế hệ mai sau: muốn thành công trong mọi việc mỗi người cần có ý chí, nghị lực, sự bền bỉ và lòng kiên nhẫn. Đó là một lời khuyên đúng đắn, bổ ích.

Câu tục ngữ được thể hiện rất rõ nét qua từng giai đoạn, chặng đường lịch sử. Xưa kia, lực lượng ta còn kém nhưng với tinh thần dân tộc, lòng yêu Tổ quốc cùng ý chí kiên cường nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Hay Cao Bá Quát, Mạc Đĩnh Chi những người hiếu học, nỗ lực không ngừng và đã trở thành những nhân vật xuất chúng. Ngày nay là tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí,…Ở nước ngoài ta cũng bắt gặp một Oan Đi – xoay từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng, ông nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi tạo nên Đi – xnây – len. Ca sĩ opera nổi tiếng Enrico Caruxo bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Trong ca dao, tục ngữ cũng có nhiều câu nói như vậy:

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về gian lận trong thi cử - Văn mẫu lớp 9

“Có chí thì nên”

hay:

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

Câu tục ngữ là bài học quý báu và thiết thực mà ông cha ta đã để lại cho con cháu. Đôi lúc khi gặp khó khăn em đã có ý định chùn bước nhưng khi nghĩ đến lời răn dạy đầy tâm huyết ấy em đã tự khắc phục bản thân, tiếp tục đứng dậy và phấn đấu.

Lê Quỳnh Chúc

Lớp 9B – Trường THCS Thái Nguyên, Thái Bình

Bài viết liên quan