Bình luận bài: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”
Đề bài: Anh chị hãy bình luận ý bài thơ khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
Vào tháng 9 năm 1950, trên đường đi công tác,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường. Bác đã làm một bài thơ tặng họ, bài thơ hay và ý nghĩa đến tận thời nay giá trị của bài thơ vẫn không hề thay đổi. bài thơ có nhan đề là: “Khuyên thanh niên” làm theo thể ngũ ngôn, câu từ rất dễ thuộc ngay từ lần đọc, lần nghe đầu tiên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Chúng ta có thể thấy rõ ràng bài thơ được chia ra làm hai ý: ở hai câu đầu tiên, Bác chỉ rõ những cái khó khăn cần khắc phục, muốn có được thành công thì phải có lòng kiên trì, không có việc gì trên đời là khó khăn khi con người có niềm tin và lòng kiên trì, bền bỉ. Có câu:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
-Hoàng Trung Thông
Có rất nhiều bài thơ ca ngợi sức mạnh của con người, chỉ cần con người quyết tâm là sẽ làm nên tất cả. Ở cả hai bài thơ này đều dựa vào thực tế lao động mà viết ra. Ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang muốn khuyên những người thanh niên này, trong cuộc sống này không có gì có thể làm cho ta chùn bước khi mà ta có lòng quyết tâm, kiên trì, bền bỉ và không được dễ dàng bỏ cuộc. Thanh niên còn chính là đội ngũ lực lượng tiên phong của Đảng và Nhà nước vì vậy trách nhiệm của đội ngũ thanh niên là rất cao cả, có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Câu thơ “Chỉ sợ lòng không bền” có nghĩa là trong cuộc đời này cái khó nhất để đạt được thành công chính là sợ thiếu đi sự kiên nhẫn, sợ khó khăn, gian khổ, sợ mình không làm được, không có niềm tin vào bản thân, sợ lòng mình không bền vững, không thể quyết tâm nhẫn nại đến cùng.
Tiếp theo ở hai câu thơ cuối:
“Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đây cũng chính là ý thứ hai trong bài: chỉ cần có lòng kiên trì, sự quyết tâm, nhưng cũng cần phải có cái chí, chí ở đây là chí khí. Chí khí của những người trẻ tuổi có thể làm các việc phi thường như: “đào núi”, “lấp biển” đó là những việc không thể xong trong một thời gian ngắn, để mà làm được việc này cần có sự nhẫn nại, có nghị lực phi thường, có chí khí thì sẽ làm được. Nhưng đâu phải tất cả ai cũng có hết tất cả các điểm này, việc này còn là việc rất vĩ đại liệu một người có thể làm được không? Ở đây Bác còn ý muốn khuyên răn thế hệ trẻ phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua các công việc nặng nhọc. Thời gian Bác làm bài thơ này thì vẫn đang diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc, bài thơ cũng chính là sự khích lệ mọi người, cần phải đoàn kết để chống lại kẻ thù Đế quốc Mỹ nhất là đội ngũ thanh niên. Hãy coi Đế quốc Mỹ chính là sông và biển cần ta đào đi và lấp khỏi tầm mắt, hãy để chúng phải quấn xéo ra khỏi đất nước Việt Nam này. Hoặc theo kiểu đơn giản hơn chính là Bác muốn khẳng định một cách hùng hồn bài học sản xuất, lao động và chiến đấu: “Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”. Chỉ cần dân tộc ta đoàn kết quyết chí là sẽ đánh đuổi được Mỹ ngụy ra khỏi đất nước, giành lại được độc lập.
Bài thơ “Khuyên thanh niên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lời khuyên dành cho thanh niên mà còn chính là lời khuyên dành cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Muốn làm việc lớn phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, không sợ gian nan thử thách. Đây cũng chính là lời động viên đến mọi người rằng không có gì đất nước ta không làm được, dù Mỹ ngụy có là một lực lượng mạnh mẽ đến đâu chỉ cần dân tộc ta một lòng chung sức, tăng gia sản xuất, vừa sản xuất vừa chiến đấu không bỏ cuộc thì chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.