Bình giảng truyện cổ tích Tấm Cám


Đề bài: Anh chị hãy bình giảng truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích là một loại truyện vô cùng phong phú và đa dạng nó nói về cách sống và đạo lí ở đời. Mỗi một câu chuyện cổ tích là một bài học sâu xa cho mỗi người ở một thời đại khác nhau. Và trong đó truyện Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu được rất nhiều người biết đến. Truyện kể về đạo đức và cái thiện cái ác ở đời. Dù như thế nào thì cái thiện luôn luôn thắng cái ác.

Truyện kể về một cô gái có tên là Tấm rất xinh đẹp và ngoan ngoãn hiền lành. Do mẹ mất sớm cha đi thêm bước nữa nên Tấm có dì ghẻ. Gì ghẻ của Tấm sinh ra một người con gái có tên là Cám. Là chị em cùng cha, khác mẹ nên Cám có tính cách vô cùng ngang ngược và xấu xa. Từ nhỏ Cám đã được nuông chiều vì thế mà hay bắt nạt Tấm. Nhưng Tấm không than trách mà vẫn lặng lẽ hàng ngày nghe lời mẹ con Cám. Một hôm dì ghẻ gọi tấm và Cám vào bảo đi bắt cá nếu ăn bắt được nhiều hơn sẽ có thưởng. Tấm miệt mài dưới áo để bắt cá, Tấm bắt được rất nhiều cá còn Cám chỉ biết ham chơi không chịu làm. Khi thấy giỏ cá của Tấm để trên bờ được nhiều Cám liền lừa tấm ra xa rồi chút hết vào giỏ của mình mang về khoe mẹ để được thưởng. Lúc này Tấm lên mà thấy trong giỏ trống trơn. Tấm không biết làm gì chỉ biết khóc lóc rồi có ông bụt hiện lên. May trong giỏ của Tấm còn một con bống nhỏ, Tấm nghe lời ông bụt mang bống về nuôi ở giếng. khi về tấm đã bị ghì ghẻ quát mắng đánh cho một trận.

Như vậy ta thấy Tấm là một người luôn bị chịu đau đớn và hanh hạ từ mẹ con Cám. Nhưng Tấm không một lời oán trách Tấm vẫn ngày ngày chịu đựng. Còn Cám thì như được nước càng ngày càng lấn tới. Đồng thờ Cám càng ngày càng dở trò để bắt nạt Tấm. Cám quả là một người xấu xa mà. Không những Cám xấu xa mà rất nhẫn tâm.

Xem thêm:  Tưởng tưởng người con trai Lão Hạc truyện ngắn của Nam Cao trở về sau cách mạng tháng Tám 1945 sẽ như thế nào?- văn lớp 10

Tấm chỉ có duy nhất một mình con bống làm bạn, hàng ngày Tấm nhịn một phần cơm của mình để mang ra cho bống ăn. Và con bống này rất đặc biệt khi nghe tấm gọi: “ Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” thì con bống mới ngoi nên. Sau đó Tấm bị Cám phát hiện Cám nói với dì ghẻ và nghĩ cách bắt con bống. Sau đó Cám rình Tấm gọi bống như nào rồi gọi nguyên như vậy. Bống ngoi lên và bị bắt làm thức ăn.

Tấm chỉ có duy nhất mình con bống làm bạn vậy mà mẹ con Cám cũng bắt thịt nốt của Tấm khiến Tấm không có lấy một người bạn thân để bầu bạn. Mẹ con cám đúng là những người xấu xa và tàn nhẫn không còn gì để nói.

Trong ngày hội còn không cho Tấm đi hội và trộn các loại đỗ thành một thúng lớn mang ra bắt Tấm nhặt hết mới cho đi chơi. Mà tấm chỉ có hai tay trong khi hai đỗ thì rất nhỏ mà nhiều tấm nhặt đến bao giờ mới hết. Tấm chỉ biết than khóc ngậm ngùi và chịu đựng bởi Tấm chỉ là con ghẻ. Cám xảo trá tới mức giành luôn chiếc hài của Tấm đánh rơi khi nhà vua tuyên bố ai đeo vừa sẽ lấy làm vợ.

Nhưng sự ngoan hiền và chăm chỉ của Tấm cũng được đáp lại tấm được nhà vua lấy về làm vợ và rất thương yêu Tấm. Tấm cảm thấy rất hạnh phúc vì cuối cùng những gì mình chịu đựng cũng được ông trời đền đáp. Nhưng mọi chuyện chưa được dừng lại ở đây mẹ con Cám nhân ngày giỗ cha Tấm về và độc ác giết Tấm rồi để Cám thay tấm về làm vợ vua.

Xem thêm:  Nghĩ gì về hiện tượng môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng tại nước ta hiện nay

Nhưng sau khi chết thì Tấm lại hóa thành nhiều thứ và quay về trả thù mẹ con Cám. Đầu tiên Tấm hóa thành cung cửi để dệt vải, Cám diệt vải liên tiếp bị đâm vào tay liền mang cung cửi đi đốt. Rồi Tấm lại hóa thành Vàng anh. Cám cũng nhẫn tâm bắt và giết chim vàng anh. Rồi tấm lại hóa thành quả thị sau đó nhà vua biết và đón Tấm về làm vợ. Cám rất sợ nhưng thấy Tấm về càng ngày càng xinh hơn và trắng hơn. Cám liền hỏi Tấm làm như thế nào để được như vậy Tấm đun một nồi nước sủi to và bảo Cám nhảy vào Cám nghe theo và bị bỏng rồi chết. Mẹ Cám nghe thấy vậy cũng đau đớn chết theo. Từ đó cuộc sống của Tấm trở lại bình yên và hạnh phúc bên nhà vua.

Câu chuyện kết thúc thật có hậu. Những yếu tố kì ảo trong truyện thể hiện khát vọng cái thiện luôn luôn thắng cái ác. Mới đầu ta thấy Tấm xuất hiện là một cô gái hiền lành nhưng càng về sau thì Tấm càng mạnh mẽ và quyết định quay về trả thù mẹ con Cám. Điều này cũng nhấn mạnh cái xấu phải bị trừng trị thì xã hội mới tốt đẹp lên được.

Những lần mà Tấm hóa thân đều là để khẳng định những quyền lợi mà Tấm vốn có nhưng mỗi lần cô hóa thân đều bị Cám giết. Tấm uất ước không thể chịu được bắt đầu vùng lên để giết Cám và đòi quyền lợi dành cho mình. Chỉ có như vậy thì mẹ con Cám mới hết đi hại người khác bởi Tấm đã bị hành hạ quá dã man. Dù là con ghẻ nhưng vẫn là con vậy mà người mẹ độc ác này nhẫn tâm đi giết cả con. Em cùng cha cũng vậy đi giết cả chị để hưởng thụ cuộc sống của chị. Điều này càng thể hiện bản chất quá xấu xa và tàn nhẫn của mẹ con Cám.

Xem thêm:  Kể lại một câu chuyện đã học từ Trung học cơ sở để lại trong lòng anh chị ấn tượng sâu đậm

Đồng thời có nhân vật ông Bụt là người đại diện cho những ước mơ, những cái tốt đẹp của cuộc sống đã giúp Tấm chống lại cái xấu của mẹ con Cám. Cũng nhờ ông Bụt mà Tấm mới càng hiểu rõ bản chất của mẹ con cám như thế nào. Càng về sau thì những gì mà ông bụt làm cho Tấm ta càng thấy rõ hình ảnh khát vọng một cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Câu chuyện như một bài học quý báu giáo dục nhân cách và phẩm chất con người. Hướng cho con người có những suy nghĩ tốt đẹp và biết sống vì mọi người. Đừng sống ộc ác và xấu xa như mẹ con Cám rồi sẽ chẳng có kết cục đẹp. Hãy sống biết mình biết mọi người, sống phù hợp với chuẩn mực của đạo đức không nên đi hãm hại người khác. Từ đó ta cảm thấy cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Người ta thường nói ông trời có mắt nên “gieo nhân nào thì gặp quả đấy”. Vậy nên hãy hoàn thiện nhân cách tốt đẹp từ nhỏ sau này lớn lên sẽ là những người có ích.

Qua truyện cổ tích Tấm Cám để lại bài học vô cùng sâu sắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Và truyện muốn nói nên một chân lí “ Cái thiện luôn luôn thắng cái ác”. Vì thế chúng ta hãy sống sao cho cuộc sống có ý nghĩa hơn chứ đừng như mẹ con Cám xấu xa quá đến lúc chết cũng không được trọn vẹn.

Bài viết liên quan