Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 1
Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời cho tình yêu, chạy vội với thời gian để được yêu thì Xuân Quỳnh cũng thế, cũng từng thấp thỏm, lo âu, đau khổ vì yêu. Nhưng dù sao đi nữa, là phận nữ nhi nên người rất ít tỏ ra táo bạo, quá mạnh dạn như Xuân Diệu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thường bắt gặp hình ảnh con sóng, chiếc thuyền nói hộ tình yêu… Cũng vì lẽ ấy, suy cho cùng đây chỉ là những chất liệu dung dị, bình thường nhất trong cuộc sống song lại chứa đựng biết bao là ẩn ý, biết bao là ẩn tình mà Xuân Quỳnh muốn bày tỏ. Chúng ta đã đến với “Sóng” của Xuân Quỳnh để thưởng thức từng vị thương, vị nhớ của một người phụ nữ đang yêu.
Người ta thường ví rằng tình yêu là một bông hoa kì diệu! Vâng! Quả đúng như thế, tình yêu chưa bao giờ đi theo một hướng xác định. Cũng có lúc, người ta nhìn nhận tình yêu là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha, có khi nghẹn ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương. Thì đây, trong bài thơ này, tình cảm của nhân vật “Em” cũng biến thiên như thế!
“Sóng” là thơ ngụ ngôn, một thể thơ rất phù hợp để kể về một huyền thoại tình yêu đầy ăm ắp những tâm trạng khắc khoải, những cung bậc tình cảm và vì thế bài thơ dễ dàng được phổ nhạc. Sóng! – là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “Em”:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
… Bồi hồi trong ngực trẻ”
Một câu chuyện cổ tích về tình yêu được nhà thơ Xuân Quỳnh kể lại. Câu chuyện bắt đầu từ một con sóng nhỏ chẳng biết xuất phát từ đâu, sóng hiện ra như một con người có nội tâm nhiều biến động. Hai trạng thái tâm hồn đối lập nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn. Sóng chẳng hiểu tại sao mình lại cứ “dữ dội” rồi “dịu êm”, “ồn ào” rồi “lặng lẽ”. Phải chăng sóng đang yêu, yêu âm thầm, lặng lẽ? Vâng! Một tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái, làm sao ai có thể “định nghĩa được tình yêu”. Một buổi chiều mộng? Một lần gặp gỡ? Một phút xao động trong tâm hồn ? Người con gái hay chính nhân vật “Em” trong bài đang cố tìm câu giải đáp cho tình yêu, cho sự bâng khuâng, đối lập của lòng mình. Và rồi chỉ còn một lối thoát: con sóng phải tìm ra tận bể cũng như “Em” đi tìm nguồn gốc của tình yêu.
Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cái cõi vô tận ấy. Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lại càng trăn trở, bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền vô tận để hiểu rõ lòng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biết được sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật. Tình yêu là gì ư? Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Và thế rồi con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
nói:
Tình yêu cũng như con sóng, vẫn vĩnh hằng với thời gian và tuổi trẻ. Xuân Diệu đã từng “Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ. Tuổi trẻ là trái tim dào dạt, đa cảm và rạo rực niềm yêu thương chất sống. Chính vì thế, mà cái khát vọng tình yêu cứ bồi hồi trong ngực trẻ, nó cứ thúc đẩy tuổi trẻ đi tìm chân lý yêu đương, cũng như con sóng “ngày xưa và ngày sau vẫn thế”.Tuy nhiên, câu thơ “bồi hồi trong ngực trẻ ” là một câu thơ chưa chín.Thật ra ngực trẻ hay ngực già… đều nồng nàn và bồi hồi trước tình yêu. Song, sóng và em cứ tìm mãi mà chẳng hiểu mình, chẳng thể hiểu được tình yêu. Sóng chính là điển hình của sự nhận thức về cái “quy luật” không thể cắt nghĩa được tình yêu:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.
Sóng bắt đầu từ gió – Vâng! Gió bắt đầu từ đâu? Tình yêu bắt đầu từ đâu? –“Em”cũng không biết nữa. Đọc những câu thơ này, ta chợt hình dung cái lắc đầu nhè nhẹ như một sự bất lực của cô gái. Trong khi người con gái cố đi tìm cội nguồn tình yêu thì tình yêu trở thành trò chơi ú tim, không tài nào nắm bắt được. Và thế là, muôn đời tình yêu vẫn là sự bí hiểm .Tình yêu của “Em” giờ đây trở thành nỗi nhớ da diết, giày vò. Nó choáng đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian. Phạm Đình An đã nhận xét: “Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào, mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn bó với cuộc sống chung với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm”. Chính vì thế mà tình yêu của người “Em”. Ở đây có thể nói không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lý trí, có ý thức về mặt tình cảm. Ấy thế mà trong lòng người con gái vẫn trỗi dậy mãnh liệt một nỗi nhớ muôn hình, muôn sắc:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Nỗi nhớ của “Em”, của tình yêu dữ dội được khởi đầu từ những cái cao cả lớn lao, không tủn ngủn và tầm thường chút nào! Nỗi nhớ ấy da diết, cuốn lấy tâm hồn người con gái! Với Xuân Quỳnh là thế: mọi con sóng đều có bờ, mục đích là vỗ vào bờ, nên khi sóng xa bờ thì phải nhớ bờ, ngày đêm không ngủ được. Cũng như sóng, nỗi nhớ về “Anh” vẫn dào lên mãnh liệt:
“Lòng em nhớ đến – Anh Cả trong mơ còn thức”
Tình yêu đến, tình yêu mang theo một nỗi nhớ vô bờ đến với “Em”, choáng ngợp tâm hồn “Em”. Tình yêu đã trở nên đậm đà đến thế, và nỗi nhớ lại càng da diết miên man. “Có không gian nào dài hơn chiều dài nỗi nhớ, có một khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu…”. Vâng! Làm sao đo được nỗi nhớ, làm sao đo được tình yêu! “Em”vẫn nhớ đến “Anh”, chỉ nhớ về phương anh mà thôi:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.
Tình yêu thật huyền diệu! Điều đáng nói là “Em” biết chủ động, biết gửi trao nỗi nhớ về hướng xác định: Phương anh! – Phương của tình yêu: “rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh…”. Tình yêu của người phụ nữ thật mãnh liệt nhưng cũng thật trong sáng, dung dị, một tình yêu thuỷ chung và trọn vẹn. Song, để toàn vẹn mối tình ấy, con sóng phải vượt qua muôn ngàn cách trở:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Con sóng muốn tới bờ, phải vượt qua bao giông tố, bão bùng. Em muốn hướng về anh, phải vượt qua bao cạm bẫy cuộc đời. Suy cho cùng, tình yêu phải cần thử thách tôi luyện mới thấy rõ giá trị thực sự của nó. Tình yêu muốn tồn tại cũng phải có sự ra đi và trở lại, phải có sự dồi lên, lắng xuống để cuối cùng trở về với tình yêu hồn nhiên thuở đầu. Chính tình yêu của anh đã giúp cho em vượt qua tất cả, đón nhận một tình yêu vĩnh cửu – tình yêu lớn lao và cao thượng, không mang màu sắc vị kỉ, riêng rẽ mà là hoà trong cái chung và ở trong cái chung mênh mông ấy, cái riêng sẽ tồn tại mãi mãi:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tình yêu sẽ trưởng thành đằm thắm hơn và sẽ vĩnh hằng trong cái đẹp của tạo hoá. Bài thơ kết thúc rồi mà nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng của tình yêu vẫn còn vướng đọng đâu đây. Bài thơ thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng “ Sóng” mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi nổi, nỗi khao khát tình yêu của một nhà thơ nữ. Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đại Việt nam. Trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng, một cách cảm nhận riêng về sóng – biển trong tình yêu. Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi.
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 2
Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca, nhưng không vì thế mà nó trở nên nhàm chán. Ta đã bắt gặp trong làng thơ ca Việt Nam ông hoàng của tình yêu Xuân Diệu, kẻ vẫn tự coi mình là "kẻ uống tình yêu dập cả môi" hay tình yêu tha thiết của "người nhà quê" Nguyễn Bính, Xuân Quỳnh cùng góp mặt với thơ ca bằng "sóng" của chị. Đến "Sóng" của Xuân Quỳnh có lẽ người ta mới thấy được tâm hồn khao khát được yêu đến cháy bỏng, tha thiết của mội người phụ nữ. Đúng là Xuân Quỳnh đã nói những điều mà người phụ nữ truyền thống chưa dám nói. Khổ thơ sau đây của bài thư "Sóng” đã nói lên điều đó.
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh — một phương"
(Sóng — Xuân Quỳnh)
Mượn hình ảnh của những con sóng vô hạn, vô hồi ngày ngày vẫn hát ca nơi biển cả, Xuân Quỳnh đã diễn tả tâm hồn của người con gái đang yêu. "Em" và "sóng" có lúc như song hành; có lúc hòa vào làm một, có sự chuyển đổi cho nhau. Tình yêu dài, rộng biết đâu là bến bờ vậy mà nhà thơ vẫn cố "khám phá, tìm hiểu, vượt qua” nơi giới hạn chật hẹp để đi tới cái rộng lớn bao la. Còn gì sâu sắc hơn là nhập thân vào sóng để nói được lòng mình.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Dù là "dưới lòng sâu" hay "trên mặt nước" nghĩa là ở bất cứ nơi đâu trên cái mênh mông của biển cả thì sóng vẫn mang trong mình nỗi nhớ. Nhà thơ Xuân Quỳnh nói rất chân thật về tình yêu và không quên về nỗi nhớ, bởi lẽ có ai yêu mà không có được tâm trạng đó. Ca dao xưa đã từng có "Nhớ ai bồi hồi bồi hồi. Như đứng đống lửa như ngồi đống than" hay Tố Hữu cũng đã xác định "Nhớ gì như nhớ người yêu". Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh cũng "ngày đêm không ngủ được". Tình yêu phải thật nồng nàn, tha thiết thì tình cảm của con người mới sinh ra những "trạng thái" như thế. Cái hay của Xuân Quỳnh là chị không diễn tả nó một cách đơn thuần:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Có điều gì tinh tế và sâu sắc hơn hai câu thơ trên? Vâng, tình yêu không cần biết đến "giới hạn và bờ cõi". Nỗi nhớ cũng thế "Cả trong mơ con thức”, nghĩa là nó choáng ngợp cả cái vô thức trong cõi tâm linh tâm hồn con người. Độ sâu xa của nỗi nhớ phải bắt nguồn từ tình yêu rộng lớn, cao cả. Xuân Quỳnh không giấu giếm lòng mình, chị muốn bày tỏ với người đọc những diễn biến rất tinh vi trong lâm hồn chị. Giọng thơ như lắng lại, không ồn ào, sôi nổi mà chất đầy trong nỗi nhớ mênh mông. Điều này làm cho ta hiểu thêm về Xuân Quỳnh: đã yêu ai thì yêu hết lòng và tình yêu ấy cũng thật da diết, cháy bỏng.
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng ve anh một phương.
Tình yêu cần chân thật, có nỗi nhớ và đặt biệt là lòng chung thủy: "Dẫu xuôi – dẫu ngược" đó là sự xa cách. Nhưng có xa cách bao nhiêu Bắc – Nam cách trở thì rõ ràng là tình yêu vẫn bền vừng. Ngây ngất trong men say của tình yêu, nhà thơ vẫn không quên đi những trắc trở của nó. Lấy bốn phương tám hướng – cái vời vợi của không gian và thời gian để do lòng người:
Hướng về anh một phương
Nữ sĩ đã rất dụng ý khi gắn liền "anh – một phương" và điều đó đã có hiệu quả nghệ thuật nhất định. Người đọc thấy cái dài cái rộng, song hơn hết vẫn thấy sự quy tụ rõ ràng – một phương trời duy nhất. Bởi vì phương trời đó có hình ảnh của anh. Ngày xưa các cụ lấy áo gấm xông hương đối lại với cái áo rách để nói đến lòng chung thủy. Còn lòng thủy chung trước sau như một của người con gái của "em" trong thơ Xuân Quỳnh thì không cần đến điều đó. Nhưng người đọc vẫn cảm nhận thấy tính bền vững của nó. Phải chăng đây là lời tự bạch, thổ lộ chân thành của chính nữ sĩ với người mình yêu. Ở phần đầu bài thơ người đọc thấy âm hưởng của con "sóng" vô hạn vô hồi dang vỗ nhịp, đến những câu thơ trên, con "sóng" ấy đang lắng xuống để khẳng định và tự nhủ lòng mình. Tình yêu đã đạt độ bền sâu tuyệt vời. Đoạn thơ như lời thì thầm của "sóng", của "em" và của tất cả những người đang yêu trên trái đất này.
Bài thơ "Sóng" và dặc biệt là đoạn thơ trên đã diễn tả thật đúng tâm hồn, tình cảm của Xuân Quỳnh. Sau này khi gặp phải nhiều cay đắng trong tình yêu, lời thơ của chị không còn được bốc men say phơi phới như trước nữa. Nhưng tác phẩm "Sóng" mà thi sĩ đã tạo ra thì còn có giá trị mãi với thời gian. Sóng là tâm hồn của người con gái đang yêu, nhưng hơn hết là của một người phụ nữ, một người lúc nào cũng khao khát về hạnh phúc đời thường. Phải chăng tất cả những điều bình dị ấy, tất cả những vẻ đẹp đơn sơ mà lộng lẫy ấy đã làm nên một hồn thơ, hồn thơ của Xuân Quỳnh. Ta hãy đọc lại đoạn thơ để cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Cả trong mơ còn thức.
Chỉ tiếc rằng Xuân Quỳnh ra đi khi tài năng đang độ chín. Nhưng những gì chị đã làm cho tình yêu thì còn nguyên giá trị.
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 3
Đề tài tình yêu là một đề tài đã khiến cho rất nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ tốn nhiều giấy mực. Viết về tình yêu, thì điều đặc biệt là viết về nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu, nhưng có lẽ một nhà thơ nữ viết về tình yêu của chính những người phụ nữ thì ít thấy. Nhưng Xuân Quỳnh đã làm được điều đó qua bài thơ Sóng- Một bài thơ tình hay nhất trong sự nghiệp của chị. Khi nhắc về tình yêu, người ta không thể không nhắc tới nỗi nhớ và sự thủy chung nên trong Sóng chị đã dành cho nỗi nhớ và sự thủy chung một phần khá quan trọng trong hai khổ thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
….
Hướng về anh một phương
Khi nhắc đến Xuân Quỳnh, người đọc thường nhắc tới một giọng thơ nồng hậu, thiết tha lúc nào cũng khao khát và ngập tràn thương yêu. Tình yêu trong thơ chị lúc nào cũng cồn cào, sâu sắc và mạnh mẽ, nhưng cũng không kém phần dịu dàng nữ tính. Sóng được chị viết vào năm 1967 khi chị còn rất trẻ với một tâm hồn còn đầy rạo rực yêu thương và tình yêu. Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
Hai khổ thơ mà ta bình giảng trên nằm ở phần giữa bài thơ, nó nói lên nỗi nhớ nhung của tình yêu và sự thủy chung.
Hình tượng xuyên suốt bài thơ vẫn là hình tượng “Sóng” – Sóng ở đây được Xuân Quỳnh gửi vào đó cả tâm hồn người con gái khi đang yêu. Mượn sóng để nói đến người phụ nữ và tình yêu của phụ nữ, đây là việc Xuân Quỳnh đã từng làm trong Thuyền và biển. Nhưng ở trong hai khổ thơ này Sóng là sóng của nhớ nhung, chung thủy.
Ngay khổ thơ thứ nhất, Xuân Quỳnh với cách sử dụng điệp cấu trúc, điệp từ “con sóng” và cách sử dụng tương quan đối lập "dưới lòng sâu”, đối lập với “trên mặt nước” đã miêu tả hai con sóng ở hai vị trí khác nhau nhưng chúng cùng mang một nỗi “nhớ bờ”… Tương quan đối lập được nói ở trên khiến người đọc cảm nhận nỗi nhớ ấy như mạnh mẽ, da diết hơn, nỗi nhớ ấy không chì hiện hữu trên mặt nước mà còn ở chiều sâu từng mét nước. Dường như con sóng mang nỗi nhớ tràn ngập trong suốt bản thân mình. Nỗi nhớ như thấm đẫm trên từng ngọn sóng tới chân sóng. Bởi vì sóng là hiện thân của người con gái, là hiện thân của tình yêu mãnh liệt của người con gái nên ở đây ta có thể hiểu nổi nhớ cũng đang tràn ngập trong lòng người con gái, nó hiện hữu qua khuôn mặt buồn nhớ qua tâm trạng sầu nhớ. Câu thơ thứ ba cất lên như một tiếng thốt của tâm trạng “Ôi con sóng nhớ bờ”. Phải nhớ thương nhiều lắm, nỗi nhớ phải da diết, nồng nàn lắm thì mới có thể thốt lên, mới có thể gọi thành tên như vậy. Từ “Ôi” là từ cảm thán dược nhà thơ đưa lên đầu câu thơ càng khiến tứ thơ thêm mềm mại như tâm hồn người con gái:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Xuân Quỳnh đã nhân hóa hình ảnh sóng khiến sóng như một con người cụ thể với những diễn biến tâm trạng sinh động. Chính vì vậy, nỗi nhớ của người phụ nữ qua hình ảnh “sóng nhớ bờ” càng đậm nét. vẫn với cách nhân hóa hình tượng “sóng” ở câu thơ thứ tư, Xuân Quỳnh đã đem tới một ý thơ mới mẻ “Ngày đêm không ngủ được”. Trạng từ chỉ thời gian “ngày đêm” cùng với đại từ phủ định “không” đã góp phần miêu tả một nỗi nhớ dai dẳng, khôn nguôi luôn luôn thường trực cả trong ngày và đêm. Có lẽ khi tình yêu đến, khi nỗi nhớ trong tình yêu ngập tràn trong lòng, thì đó lại là điều không khó hiểu. Nếu như ở khổ thơ này, nỗi nhớ của người phụ nữ trong tình yêu được gián tiếp gửi gắm qua hình tượng con sóng, thì ở hai câu cuối Xuân Quỳnh đã chính thức cất lên tiếng nói nhớ nhung:
Lòng em nhờ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Sóng “không ngủ được” ở trên, đến đây hoàn toàn có thể hiểu là người con gái không ngủ được. Nỗi nhớ ở đây một lần nữa được tràn ngập trong lòng người con gái nó hiển hiện trong cả lúc có nhận thức và cả trong vô thức “lúc mơ”. Khổ thơ nói tới nỗi nhớ, nhưng cũng góp phần miêu tả một tình yêu sâu sắc mãnh liệt với nhớ nhung là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu.
Khổ thơ tiếp theo
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Một lần nữa biện pháp điệp cấu trúc, cách sử dụng tương quan đối lập được Xuân Quỳnh tận dụng để nói tới sự thủy chung trong tình yêu. “Dẫu” là một từ có tính chất phủ định dù có xa xôi cách trở, dù cách xa với những miền đất xa tắp “phương Bắc” hay “phương Nam” thì trong lòng con sóng chỉ có một phương là bến bờ, còn trong lòng người phụ nữ thì chỉ có một phương hướng tới đó chính là tình yêu của mình, đó chính là người yêu. Thủy chung là một đặc tính đặc biệt và hết sức cần thiết trong tình yêu, nó cũng là đặc điểm của những người phụ nữ Việt Nam. Khi sử dụng cụm từ “nơi nào”, Xuân Quỳnh đã như cất lên lời nguyện suốt đời chung thủy với người yêu, với anh. Nếu như xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam là con đường thực tế nối những vùng đất thì “Hướng về anh một phương” là con đường gắn kết nối hai trái tim con người đang tràn ngập yêu thương.
Với hai khổ thơ, Xuân Quỳnh một lần nữa khắc họa tình yêu người phụ nữ. Cách sử dụng các biện pháp tu từ, đối lập, tương phản, điệp, cách sử dụng từ cảm thán và cách mượn hình tượng sóng đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Với thành công của mình, Sóng luòn xứng đáng là bài thơ tình được mọi thế hệ thanh niên yêu thích.
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 4
Như một bông hoa bé nhỏ Xuân Quỳnh đến với Nàng thơ rồi lặng lẽ ra đi giữa quãng đời xuân sắc. Những ai đã một lần gặp mặt ấy rất khó quên người con gái thanh mảnh mà nét dịu dàng toả ra trong từng cử chỉ ấy. Nét dịu dàng của nhà thơ còn đựơc thể hiện rõ nét trong bài thơ Sóng như một cái duyên thầm của người con gái Việt Nam trong tình yêu. Không như cái cuống quýt vội vàng của Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh nhẹ nhàng mà sâu lắng, mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm dạt dào nữ tính. Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu. Đây không phải là một điều mới. Chợt nhớ cách đây gần ba trăm năm cố thi hào Nguyễn Du cũng đã nhắc đến con sóng khi viết về mối tình Kim – Kiều: Sóng tình dường đã xiêu xiêu Và hơn một lần Xuân Diệu cũng đã có câu thơ nói về sóng: Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Nói như thế không có nghĩa là Xuân Quỳnh đã bắt chước hay vay mượn hình tượng thơ trong các tác phẩm khác. Có ai đấy đã từng nói trong văn chương điều tối kị nhất là vay mượn hay bắt chước. Xuân Quỳnh là nhà thơ, chắc hẳn rõ điều này hơn ai hết !
Nhà thơ hoàn toàn có lý do riêng của mình khi kết hợp sóng và tình yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể. ’’
Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu: Nhà thơ viết : Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình yêu mà sóng chính là biểu tượng của người con gái. Người con gái khi yêu luon tự day dứt trăn trửo với tình yêu, tự mâu thuẫn với chính mình.
Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ. Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình. Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình, nói đến tình yêu của mình.
Sang đến đoạn thơ thứ ba là những câu thơ đậm lại, có chút gì ưu tư, suy ngẫm: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên Người con gái đang muốn tìm hiểu ư? Đứng trước biển lớn, đứng trước tình yêu người con gái muốn quay về tìm cội nguồn ư? Đoạn thơ không có nhiều hình ảnh ẩn dụ. Sóng biển, anh và em quấn quýt vào nhau nhờ đó người đọc có thể nhận ra mối quan hệ giữa anh và em. Ở đoạn thơ trên, ta vẫn ngỡ như nhân vật trữ tình đang giấu mình trong lớp sóng ngoài kia, thế mà ở đây nhà thơ không tự kiềm chế nổi mình, kiềm chế nổi tình yêu dâng lên dạt dào trong ngực trẻ. Như trái thị lột xác thành cô Tấm trong truyện cổ tích, nhân vật trữ tình nhảy ra khỏi lớp áo ẩn dụ để xưng em: Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Thế đấy là cuộc đời là biển, sóng là tình yêu, người ta nói về cuộc đời thiếu tình yêu thì không còn là cuộc đời nữa. XQ nghĩ về tình yêu, nghĩ về anh, nhưng vẫn nghĩ đến cuộc sống chung . Đây là điều đáng quý? Có lẽ nhà thơ đã nắm bắt được mối liên hệ giữa hạnh phúc riêng và cuộc sống chung của mọi người. Nhà thơ viết “anh” và “em” , cách nói khác đi, mức độ tình yêu cũng được nâng lên thêm một bậc. Tình cảm trung thực và mãnh liệt đến nỗi chẳng cần che giấu hay nguỵ trang. Xuân Quỳnh nói thẳng, nó táo bạo bằng hình ảnh cụ thể : anh và em để bày tỏ tình cảm của mình. Táo bạo nhưng vẫn giữ được nét dễ thương của người con gái Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau. Câu thơ mở đầu thật hay như một lời nũng nịu. Tình yêu đến bên ta tự lúc nào ta cũng không biết nữa. Có lẽ tình yêu là cái mà ta chỉ có thể cảm nhận chứ không thế nhìn thấy hay định nghĩa nó được. Nhà thơ viết “Em cũng không biết nữa” chứ thật ra hơn ai hết. Xuân Quỳnh là người hiểu rõ tình cảm của chính mình, hiểu rõ mức độ sâu sắc trong tình yêu của mình. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được. Đứng trước biển xanh,trước muôn trùng sóng vỗ, Xuân Quỳnh phát hiện ra con sóng cứ vỗ hoài, vỗ đêm ngày không biết nghỉ. Nhưng sao cớ chi mà sóng phải vỗ vào bờ? Nhà thơ không hiểu sóng mà chúng không hiểu nổi mình, chỉ biết thương “con sông nhớ bờ ngày đêm không ngủ được”. Và cũng vì thế mà thương cho mình bởi mình và sóng có gì khác nhau đâu Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức “Sóng nhớ bờ” còn “em” nhớ anh. Trăm ngàn con sóng ngoài biển khơi con nào chẳng tới bờ, tình yêu mà không có nỗi nhớ đâu còn là tình yêu. Phát hiện của nhà thơ không có gì là mới nhưng Xuân Quỳnh có cách nói dễ làm cho người ta liên tưởng đến một truyền thuyết của tình yêu: có con sóng nào đó ngoài biển khơi ngày đêm không ngủ được cứ tha thiết nhớ đến bờ. Nhà thơ cũng thế, nỗi nhớ tràn bờ lại một lần nữa khiến Xuân Quỳnh không tự chủ được mình, lại một lần nữa tự lột bỏ lớp áo ẩn dụ bên ngoài để đến trọn vẹn với tình yêu, sóng thì đêm ngày không ngủ được còn em thì “cả trong mơ vẫn còn thức”. Độ sâu của tình yêu không thể chỉ thể hiện ở mức độ sâu sắc mà nó còn đạt đến một giá trị vĩnh hằng. Dù ở bất kì nơi đâu, “sóng” cũng chỉ hướng về một phương duy nhất là bờ, về anh:
“ Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.’’
Nhà thơ không chọn cho mình một phương nào trong bốn phương của trái đất : Đông , Tây, Nam , Bắc mà xác định : phương anh. Bằng tình yêu, bằng tiếng nói của trái tim Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một phương thật lạ. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe được một từ như thế. Có lẽ chính cái mới lạ, cái độc đáo ấy làm cho bài thơ trở nên dễ thương mang đậm nữ tính hơn, chỉ có những người đang yêu mới có thể sáng tạo được như vậy. Nói đến “phương anh” ở đây không có nghĩa là chỉ nói đến việc chọn lựa từ ngữ hay chiêm nghiệm mà từ đó điều quan trọng nhất mà tác giả muốn đến với người đọc chính là thái độ với tình yêu, là lòng chung thuỷ. Bao giờ và bao giờ cũng vậy : em vẫn hướng về anh một phương. Nhưng cuộc đời đâu chỉ là hạnh phúc, muốn tình êu trọn vẹn người ta còn phải vượt qua biết bao gian khổ, thử thách. Trong khổ thơ sau người ta còn vượt qua biết bao gian khổ thử khác. Trong khổ thơ sau nhà thơ toàn nói ẩn dụ, nhưng cách nói ẩn dụ ở đây không trùng lặp vào đâu đựơc và cũng chẳng cần lí giải gì nhiều. Tự nó đã nói lên bao nhiêu điều:
“ Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
“Con nào chẳng tới bờ”-Vâng, mọi con sóng đều đến được với bờ dù muôn vàn cách trở, đó là điều tự nhiên. Em cũng thế. Tình yêu đã chắp cánh cho em bay qua mọi khó khăn gian khổ đến với anh.Bằng tình yêu anh và em chắc chắn sẽ tìm được hạnh phúc đích thực của mình. Kết thúc bài thơ, Xuân Quỳnh viết hai đoạn thơ thật buồn :
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn qua đi
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để nghìn năm còn vỗ .”
Tình yêu là vĩnh cửu nhưng cuộc đời là hữu hạn. Biển mênh mông đấy nhưng biển cũng có bờ. Cuộc đời “tuy dài thế” nhưng thật ra rất ngắn ngủi vì “năm tháng vẫn đi qua”. Hạnh phúc chỉ là những phút giây ngắn ngủi. Ngày vui ngắn chỉ tày gang Nhà htơ mong muốn tình yêu cũng như cuộc sống trở nên trường cửu để được sống, sống trọn vẹn với tình yêu, sống mãi mãi với tình yêu. Biển sóng ngoài kia thôi nhấp nhô và lặng dần đi nhường chỗ cho biển lòng suy gẫm. Vì tình yêu người ta ước muốn tan ra thành trăm ngàn con sóng nhỏ để yêu, yêu một trăm lần hơn, yêu cho kịp vì: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Nói đến sóng, đến biển cuối cùng nhà thơ chỉ nhằm đến cái đích cuối cùng đấy là khát vọng tình yêu. Sóng và biển chỉ là cái cớ là vật để Xuân Quỳnh chất chứa vào đó tình cảm tha thiết của mình. Có lẽ nhà thơ đã nhận ra được sự mỏng manh của tình yêu và cuộc sống nên chỉ ước một điều tình yêu sống mãi. Điều này ngẫu nhiên trùng hợp với những vần thơ của thi sĩ Đức Hai
“ Chỉ một ước mơ thôi
Ngày ngày anh lặp lại
Sau khi anh chết rồi
Tình yêu còn mãi mãi.”
Vậy đó khi người ta yêu nhau đời bao giờ cũng đẹp. Bài thơ ra đời vào năm sáu bảy, vào thời kì mà các nhà thơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân tộc, Xuân Quỳnh dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm phục, nhẹ nhàng như một lời thì thầm bài thơ.
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 5
Được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trở thành một hiện tượng tiêu biểu trong đó tình cảm của người phụ nữ được cất giấu trong đó. Nổi tiếng là nhà thơ của tình yêu , Xuân Quỳnh không ngần ngại đem tài năng của mình đóng góp cho thi ca việt Nam. Đặc biệt, kho bài thơ Sóng ra đời, nó không chỉ giúp bày tỏ về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu mà còn là khát vọng mãnh liệt của họ .Bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển.
Bài thơ chính là hàng ngàn những con sóng nối tiếp , những con sóng tình dâng lên mạnh mẽ nhưng lại có lúc cũng êm đềm và sâu thẳm. Sóng mềm mại hiền hòa nhưng cũng ồ ạt mạnh mẽ , con sóng đó là con sóng cảu thiên nhiên, nhưng khi đưa vào tình yêu con sóng đó là một hình ảnh ẩn dụ. Sắc điệu trữ tình của bài thơ “ Sóng”được gợi lên từ hình tượng sóng. Hình tượng này đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi và thông qua đó, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gáí khi đang yêu hay đang mong chờ tình yêu. Trạng thái của con sóng cũng là tâm trạng khi yêu, là khát vọng to lớn, mạnh mẽ về một tình yêu chân thành. Hành trình của sóng từ sông ra đại dương, nó cũng dâng trào và cuồn cuộn như chính tình cảm của những cô gái đang yêu cũng nồng nàn với những nỗi nhớ, nhưng cũng có lúc nỗi nhớ nỗi khát khao ấy lại biến thành một con sóng tình, cuộn xô trong lòng họ.
“Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ”
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Hơn thế nữa chúng ta thấy một hình ảnh sóng thật mạnh mẽ , chủ động, chỉ vì “ sông không hiểu nối mình “ nên “ sóng tìm ra tận bể. Sóng muốn tìm tới một nơi mênh mông dạt dào, có đến nơi biển rộng trời cao sóng mới được vẫy vùng, mới thực sự tìm thấy mình trong sức sống mạnh mẽ với những khát khao to lớn. Nó sẵn sàng bỏ đi những thứ không thuộc về nó để đến với những nơi mà tiếng gọi của tình yêu ập tới. Sóng -biểu tượng của tình yêu, chính vì vậy miêu tả sóng biến hoá là cũng để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó hiểu của tình yêu. Cũng giống như sóng biển, tình yêu là một hiện tượng kỳ diệu của con người. Con sóng “ngày xưa” và con sóng “ngày sau” vẫn thế – triền miên, bất tận. Cũng như tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của đôi lứa, và mãi mãi vẫn là vĩnh hằng.
Âm điệu của bài thơ đã tạo nên nét đặc sắc cho toàn bài thơ, thể thơ năm chữ của bài thơ rất phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu. Bài thơ” sóng” của Xuân Quỳnh gồm mười khổ, chỉ có một khổ hai câu, các khổ còn lại: mỗi khổ bốn câu. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự nhịp nhàng cho âm điệu, nó vừa mô phỏng được nhịp điệu của sóng biển vừa mô phỏng nhịp điệu của tâm hồn.
Những từ ngữ mà tác giả đã vẽ ra trong bài thơ thật gợi tình, và cũng thật giản dị chân thành . không chỉ những miêu tả các chuyển động của con sóng mà còn là những hình ảnh để đẽ những cảm xúc lên xuống dạt dào của tình yêu, đó là những đối sánh liên tiếp phân thành hai cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, sông – bể, ngày xưa – ngày nay; lòng sâu – mặt nước, ngày – đêm, xuôi – ngược, phương Bắc – phương Nam, đại dương – bờ, dài – rộng, sóng nhỏ – biển lớn. Sóng chính là là biểu tượng của hình ảnh người con gái, đam mê và khao khát tình yêu của sự sống mãnh liệt, của một tình yêu vĩnh cửu.
Sự kết hợp ngẫu nhiên của hình ảnh sóng ngoài đời thường với tình cảm của người con gái trong khi yêu vừa tạo nên một sự lạ lẫm nhưng cũng tạo nên một sự ăn ý. Đó là do sự trùng hợp đến lạ lùng giữa những trạng thái tâm hồn với những đặc tính của sóng; sự tương đồng giữa nhịp điệu của tự nhiên, của đời sống với nhịp điệu của tình cảm, của thế giới khát khao con người. Con sóng "dữ dội và dịu êm", "ồn ào và lặng lẽ" được dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của người phụ nữ đang yêu. Tình yêu không bao giờ có một câu trả lười để làm sáng tỏ mọi thứ, nhưng tình yêu đó cũng dạt dào cũng tìm tới bến bờ như những con sóng. Sóng tìm ra tận bể, vượt những giới hạn chật chội, con sóng mới thực sự tìm thấy mình
Sóng là hiển hiện tượng trưng cho nỗi nhớ. Con Sóng nhớ bờ cũng giống như nỗi nhớ anh nỗi mong ngóng anh không bao giờ chấm dứt. Một nỗi nhớ chiếm kín cả không gian, choán đầy tâm hồn: "Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức". Sóng còn là tượng trưng của lòng chung thủy: "Con nào chẳng tới bờ, vượt bao nhiêu ngăn cản cách trở con sóng “em” vẫn tìm tới được với bến bờ yêu thương
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Tới đây tác giả không mượn hình tượng sóng nữa mà nói luôn là “ lòng em nhớ tới anh. Cả trong mơ còn thức” Tình yêu là thế, sức mạnh tình yêu lại có một ma lực tới vậy.“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh … . Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.
Sóng trong bài thơ không chỉ là sóng theo nghĩa đen, mà còn là sự vận động của tâm hồn con người.
Qua hình tượng sóng cùng với những hình ảnh đặc trưng của nó, hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.Người phụ nữ luôn muốn sống với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Tình yêu ấy thật nồng nàn, cuộn trào.
Qua bài thơ Sóng ta lại càng hiểu rõ hơn tâm lí tình cảm của những người đang yêu đặc biệt là người phụ nữ. Với mong muốn sống trọn ven được tan ra và hòa vào với tình yêu , tình cảm của họ thật mãnh liệt.
Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Một lần nữa bài thơ càng chứng tỏ tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh khi miêu tả chính xác những tâm tư tình cảm của những ngươi đang yêu.
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 6
Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ đang trong độ tuổi hai mươi, tiếng nói của một trái tim chân thành và đam mẻ, luôn rực cháy chất trẻ trung mănh liệt, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Ba hình ảnh sông, sóng, bể như là những chi tiết bổ sung cho nhau: sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. Tất cả các khía cạnh tương phản dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ tạo nên một cái nhìn bao quát về sóng. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đỉnh của chính mình.
Trên hành trình ấy, điểm xuất phát của sóng tưởng chừng đã được lí giải rõ ràng: sóng bắt đầu từ gió. Nhưng rồi những băn khoăn cứ nối tiếp cho đến lúc không thể giải đáp (và cũng không cần giải đáp) bằng lí trí, đó cũng là lúc tầng tầng lớp lớp nghĩa của sóng hiện ra: con sóng của biển khơi tạo ra sóng thơ, con sóng thơ dào dạt của tâm hồn làm xuất hiện con sóng của tình yêu bất tận. Và khi đã thành sóng tình thì không bao giờ có thể lí giải dược khi nào ta yêu nhau? Những liên tưởng điệp trùng dào đạt đã nối kết dược con người với không gian biển khơi.
Gắn với thế giới riêng tư của Anh và Em là cặp hình ảnhsóng – bờ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Con sóng Xuân Quỳnh sâu kín, tinh tế trong một nỗi nhớ cháy lòng của tình yêu. Nỗi nhớ gói gọn trong thời gian của một ngày đêm nhưng đủ sức dồn nén dung lượng tình yêu của cả một đời người. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức – thời gian trong mơ vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lí trong mơ còn thức. Thế giới của Anh và Em không giới hạn chiều dài Bắc – Nam, không khoanh vùng địa bàn mà nơi nào cũng có nỗi nhớ thường trực của tình yêu vĩnh viễn. Xuân Quỳnh đã tiếp nhận nỗi nhớ ấy bằng tất cả sự nhạy cảm của lứa tuổi đôi mươi và khẳng định cho một cái tôi của con người luôn vững tin ở tình yêu.
Hành trình Tình Yêu cũng là hành trình tự thử thách của lòng kiên trì bền bỉ để đạt mục đích của mỗi một cá nhân. Cái nhìn về cuộc đời của Xuân Quỳnh thật nhân hậu và nồng nàn:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất khiêm nhường: trăm con sóng nhỏ như là sự tổng hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biên lớn. Mỗi một quan hệ riêng tư sẽ làm đẹp thêm cho lẽ sống thời đại "Người yêu người, sống để yêu nhau" (Tố Hữu). Đó không chỉ là tinh thần của con người thời đại chống Mỹ mà còn là âm vang của một tâm lòng luôn tha thiết với sự sống, với tình yêu.
Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay, đã có biết bao con sóng đã tới bờ, đang tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi, để mọi người đi tìm những lới giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào chính mình, bởi thế giới của Anh và Em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là được yêu, Yêu là Sống hết mình với cuộc đời.
Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Bài làm 7
Tình yêu muôn màu muôn vẻ luôn gợi cảm hứng sang tác của thi nhân.Với Xuân Diệu nhà thơ lúc nào cũng bộc bạch thổ lọ mạnh dạn tâm tư của ông “yêu là chết trong lòng một ít”.Nhưng với nhà thơ nữ Xuân Quỳnh tình yêu của bà ẩn hiện qua từng cơn sóng, tiếng lòng của nhà thơ da diết cồn cào như cơn sóng ập bờ , chính vì thế bài thơ “Sóng” ra đời mang nhiều dư vị.
Dữ dội và diu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nhà thơ đã sử dụng các tính từ đối lập “ Dữ dội” đối với “dịu êm”, “Ồn ào và lặng lẽ” hình tượng con sóng có lúc cuộn trào , có lúc hiện diện làm nao lòng người.Cơn sóng ấy hay chính là tấm long người phụ nữ lặng lẽ dịu dàng đằm thắm nhưng khao khát tình yêu mãnh liệt.
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Cơn sóng ấy muốn trải rộng lòng mình muốn tìm không gian để thư thả “tìm ra tận bể”
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau cũng thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Tình yêu vượt thời gian , tình yêu thủy chung. “Sóng của ngày xưa”rồi “ngày xong cũng thế” sẽ vẫn dữ dội dịu êm ồn ào nhưng lặng lẽ.Đến đây nhà thơ đã không còn ẩn dụ nữa người con gái ấy vẫn có khát vọng tình yêu cháy bỏng , vẫn bồi hồi vẫn bồn chồn trong lồng ngực, vẫn trẻ trung son sắc và khao khát yêu đương.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh ,em
Em nghỉ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Trước khoảng không mênh mông sóng biếc , cảm xúc kìm nén người em đã bộc lộ tâm tư của chính mình. “Em nghĩ về anh,em”. “Em” nghĩ tới anh em đồng chí hay em nghĩ về anh ,về em ,về tình yêu, về bộn bề nỗi lo trong lòng “Về biển lớn”. Biển lớn có dung hòa hay nhấn chìm những con sóng khao khát kia
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
“Em” tự hỏi sóng và gió nhưng thực sự trong lòng “em” đang băn khoăn , “em cũng không biết nữa, “khi nào ta yêu nhau”. Câu hỏi em tự đặt ra cho chính em hay cho anh .Tình yêu “em” chẳng thể cắt nổi nghĩa của tình yêu.Chỉ biết rằng tình yêu như “sóng” , “gió” đến như một lẽ tự nhiên dậy lên trong lòng em như một điều tất yếu phải thế, khi con tim cùng nhịp….
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng “Em” tuy mãnh liệt là thế nhưng cũng rất e ấp sâu kín.”Con sóng dưới lòng sâu”, “Con sóng trên mặt nước”…..Con sóng ấy lênh đênh ngoài bể , lang thang giữa khoảng rộng mênh mông, ngày qua ngày nỗi nhớ bờ da diết giống như tấm lòng em nhớ anh nỗi nhớ cồn cào ngày đêm không ngủ được.
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nỗi nhớ ấy cồn cào , khao khát được gặp gỡ, tình yêu ấy vượt trên mọi quy luật tự nhiên, nỗi nhớ của em cả trong mơ còn thức.Cách sử dụng : “ Mơ còn thức” gây chú ý cho người đọc bởi cách sử dụng ngôn từ kinh hoạt , nỗi nhớ càng trở nên sâu sắc hơn.
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Tình yêu mạnh liệt là thế nhưng tình yêu cũng son sắc thủy chung không gì sánh bằng.Dẫu em có ở bất cứ nơi đâu phương bắc hay phương nam, dẫu khoảng cách xa bởi chiều dài đất nước thì “em” vẫn luôn hướng về “anh
Như một quy luật tự nhiên con sóng nào rồi cũng sẽ cập biến, nhưng cuộc đời dài ,em biết được quy luật tự nhiên ấy, sợ mottj ngày tình yêu sẽ phai nhạt theo thời gian và e tự hỏi.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn mãi
Làm sao được tan ra thành ngàn con sóng biếc, để em được hòa mình với tình yêu ,để em được nhớ anh,hướng về anh, để mọi khoảnh khắc đẹp là mãi mãi.
Xuân Quỳnh , nhà thơ hiện đại viết văn hay , nồng nàn về tình yêu.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phũ nữ nhiều trắc ẩn , vừa hồn nhiên , vừa chân thành đằm thắm .Có lẽ vậy mà bài thơ “Sóng” đã đánh thức được lòng người ,khêu gợi sự đồng cảm của bạn đọc . Tình yêu của “Em” thật mãnh liệt và da diết , “em” khao khát yêu đương chờ và nhớ anh , có đôi khi chính em cũng chẳng thể hiểu được nỗi nhớ………
Từ khóa từ Google
- https://thegioivanmau com/binh-giang-bai-tho-song-cua-xuan-quynh