Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa
Đề bài: Anh chị hãy bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa
Trong kho tàng văn học nước ta có rất nhiều bài ca dao nói về tình yêu lứa đôi. Có bài ca dao nói về tình yêu đẹp của đôi trai gái có bài thì nó về sự chia xa của đôi trai gái. Mặc dù học không đến được với nhau nhưng họ vẫn rất thân mật và lịch sự đối đáp với nhau đặc biệt họ sử dụng những ngôn từ văn học để để nói. Và bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” là một bài ca dao tiêu biểu về sự chia xa không đến được với nhau của một đôi trai gái:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Mở đầu của bài ca dao là hành động của chàng trai:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”
Hành động “trèo lên” và “bước xuống” là hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống đi tìm tình yêu của chàng trai. Nhưng một điều là thời gian thì mãi trôi và rồi con người cũng trở lên có tuổi hơn. Mùa xuân thì qua đi rồi “hoa bưởi” cũng phải kết trái, người con gái xinh đẹp ngày nào đâu còn nữa mà chỉ còn “nụ tầm xuân”. Nhưng sự thật thì lại phũ phàng:
“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay!”.
Thường người ta biết đến loài hoa tầm xuân với màu trắng nhưng trong câu ca dao này nó lại trở thành màu xanh. Vì sao lại ví nụ tầm xuân là màu xanh? Bởi vì màu xanh trong ánh mắt của chàng trai là sự tiếc nuối khôn nguôn khi mà người con gái đã có người yêu và lấy chồng. Từ “xuân” và “nụ tầm xuân” gợi cho người đọc nghĩ về tuổi trẻ và những kỉ niệm tình yêu đẹp ấy vậy mà giờ đây người con gái đã đi lấy chồng. Chàng trai không biết làm gì chỉ than thở tiếc nuối “Em đã lấy chồng anh tiếc lắm thay!”. Như vậy chàng trai này giờ là một kẻ si tình chỉ biết đứng nhìn người con gái mình yêu đã đi lấy chồng.
Sau khi nghe những giãi bầy của chàng trai cô gái cũng liền đáp lại:
“Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”
Trông gái trách chàng trai sao không hỏi cưới cô lúc cô chưa đi lấy chồng. Cô cũng muốn cùng anh xây dựng hạnh phúc vậy mà sao anh không hỏi. Cô đâu có đòi hỏi những gì quá là cao xa “ba đồng” với “mới trầu cau” tất cả rất giản dị ấy vậy mà chàng trai cũng không làm. Khiến cô gái giận hờn và trách chàng trai không yêu mình nên đã đi lấy chồng. Đến đây ta càng thấy rõ được chàng trai rất thích cô gái nhưng vì không dám thổ lộ về chuyện cưới xin nên cô gái không biết và đã chấp nhận làm trầu cau nhà khác.
Giờ đây cô đã có chồng không còn là cô gái xinh đẹp một mình như ngày xưa nữa. Mà khi nói gì làm gì cũng phải để ý đến gia đình nhà chồng.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cô gái muốn nói với chàng trai rằng cô đã lấy chồng “ chim vào lồng”, “cá cắn câu” không còn tự do như lúc trước nữa. Vì thế có câu:
“Gái có chồng khi gông đeo cổ”
Rồi cô gái lại nói tiếp về hoàn cảnh của mình:
“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Hai câu thơ này nói về cuộc sống thực tại của cô gái khi ở nhà chồng. Người phụ nữ khi đi lấy chồng đã trở thành con nhà người ta mọi thứ phải nghe theo sự sắp đặt của nhà chồng chứ không được lên tiếng mà phải chăm chịu sống phận. “Chim vào lồng” thể hiện sự chặt hẹp và ngột ngạt trong tâm hồn của cô gái khi đã về nhà chồng. Mà chim đã vào lòng rồi thì làm sao mà ra được cô gái hoàn toàn mất tự do và phải chịu sự nghe lời của nhà chồng. mặc dù cô gái đi lấy chồng nhưng khi gặp chàng trai cô vẫn còn tình cảm với chàng và chàng trai vẫn còn tình cảm với cô. Biết vậy nhưng cả hai người đều chẳng thể làm gì để đến được với nhau và họ cũng không thể vượt qua được khuôn khổ đạo lí của lễ giáo từ đây trở thành một bi kịch lớn trong tình yêu khiến cả hai đều rất day dứt trong lòng. Cô gái trong bài thơ cũng rất ý thức được cuộc sống và hoàn cảnh của bản thân nên hiện tại chỉ than thở để cho chàng trai hiểu mình.
Như vậy qua bài ca dao này ta thấy rõ được những thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của tình yêu đôi lứa. Mặc dù họ không đến được với nhau những vẫn dùng những lời nói hết sức là tế nhị và họ ý thức được cuộc sống của bản thân nên làm như thế nào cho phù hợp với khuôn phép của cuộc sống để không mang tiếng xấu ở đời.