Bình giảng bài ca dao: Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lại đứt…
Đề bài: Bình bài ca dao:
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lại đứt
Chàng nhớ thiếp, khi đắng nuớc lúc nghẹn cơm
Ba trăng là mấy mươi hôm
Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau
Người Việt Nam vốn là những con người trọng tình trọng nghĩa nên khi xa rồi họ có những nỗi nhớ đầy vơi khôn xiết. Nói về chủ đề này có bài ca dao:
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lại đứt
Chàng nhớ thiếp, khi đắng nuớc lúc nghẹn cơm
Ba trăng là mấy mươi hôm
Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau
Có lẽ chỉ có yêu thương tự nguyện và thật sự thì nỗi nhớ mới đầy vơi khôn xiết như vậy. Nỗi nhớ bắt đầu khi hai người cách xa.
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lại đứt
Chàng nhớ thiếp, khi đắng nuớc lúc nghẹn cơm
Hai câu đầu tác giả ý nói về sự xa cách tình yêu của một đôi vợ chồng, người chồng cứ xa mãi không về còn người vợ thì cứ ở nhà mòn mỏi chờ mong chồng về. Nỗi nhớ ấy da diết làm sao “thiếp nhớ chàng” và “Chàng nhớ thiếp” lại càng nói rõ hơn về sự xa cách. Hai con người tuy xa nhau nhưng tâm hồn, sự yêu thương họ vẫn luôn dành những tình cảm đẹp nhất cho nhau. Nhưng vì nhà quá nghèo chồng lại đi xa một mình người phụ nữ chân yếu tay mềm cô đơn trước túp lều tệch toạch “Chiếc phiến hư, nuộc lại đứt”. Mỗi khi nắng mưa thất thường nàng biết làm sao đây. Cuộc sống thật biết trêu lòng người. Giờ đây một mình người phụ nữ cô đơn bên mái lều tranh chỉ biết ngậm ngùi thở dài mà ứa lệ vì mong ngóng chồng trở về.
Và chàng trai này cũng rất nhớ vợ của mình “khi đắng nuớc lúc nghẹn cơm” dù chàng làm gì cũng không một phút nào quên vợ. Ngay cả khi ăn cũng nhớ đến vợ đến bữa cơm gia đình. Cũng mong ngóng một người được trở về đoàn tụ. Đúng là tình yêu của tuổi trẻ xanh xuân và mặn nồng. Trong ca dao xưa cũng có nhiều câu nói về nỗi nhớ như:
Thiếp xa chàng hái rau quên giỏ
Chàng xa thiếp bứt cỏ quên liềm…
Tình yêu tuổi trẻ thật đẹp và cuồng nhiệt khiến con người ta dù đi đâu hay làm gì cũng luôn nhớ về nhau. Chàng trai trong bài ca dao này cũng vậy đứng ngồi không yên lúc nào trong tâm trạng cũng đầy ắp nỗi nhớ, nhớ cả khi ăn, nhớ cả khi uống nước. Điều này được diễn tả rất sâu trong hai từ “đắng”,”nghẹn”. Cách thể hiện tình yêu và nỗi nhớ này thật bình dị mà xâu sắc khiến ai cũng có thể thấy được tình yêu lòng cháy của tuổi trẻ.
Nếu chỉ đọc hai câu đầu thôi thì ta hoàn toàn không hiểu được lí do mà người chồng đi xa là gì. Phải chăng chàng trai trong bài ca dao đi làm ăn xa, đi lính hay là đi làm gì? Chỉ khi ta đọc đến câu thứ ba ta mới hoàn toàn hiểu rõ được lí do người chồng đi xa:
Ba trăng là mấy mươi hôm?
“Ba trăng” ý nói ở đây chỉ ba tháng của mùa thu hoặc ba năm. Đây như một tín hiệu nhấn mạnh rằng chàng trai trong bài xa vợ vì đi lính, đi chinh chiến ở nơi xa để bảo vệ tổ quốc. Người chồng cứ đi mãi đi mãi “mấy mươi hôm” mà không về người vợ cứ ở nhà mòn mỏi chờ trông người chồng trở về. Khi nói về chủ đề này cũng có rất nhiều bài ca dao như:
Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì canh điểm, tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai!
Miệng ăn măng trúc, măng mai,
Những giang cùng nứa, biết ai bạn cùng?
Ba năm là thế đó người chồng thì cứ biền biệt ở nơi phương xa còn người vợ thì vẫn ngồi nhà đợi chồng về. Qua câu nó này ta cũng thấy được hoàn cảnh đất nước chiến tranh khiến tình yêu tuổi trẻ, tình cảm vợ chồng bị chỉ xa. Đôi vợ chồng này là nhân vật đại diện cho sự ly biệt của tình yêu trong xã hội xưa. Họ mong ngóng chiến tranh nhanh kết thúc để về cùng đoàn tụ với gia đình.
Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau
Một câu nói tuy có tám chữ nhưng đồng thời thể hiện được thời gian nghệ thuật “mai man”, Không gian nghệ thuật “trước, sau”, tâm trạng nghệ thuật “vắng, quạnh” của bài ca dao. Đây là lời của người phụ nữ muốn nhắn nhủ đến người chồng ở phương xa trong túp lều tranh đã buộc nạt ở nhà trước và sau đều vắng lặng và hưu quạnh. Những khi gió nam hay những buổi chiều nồm cũng chỉ có một mình thiếp cô đơn mòn mỏi chờ chàng về. Căn nhà vốn đã vắng vẻ giờ lại càng hưu quạnh hơn khiến nỗi buồn tủi của người phụ nữ càng dâng cao.
Như vậy qua bài ca dao này ta thấy được tình cảm sâu sắc mặn lòng của tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng dù cách xa ly biệt nhưng vẫn luôn nhớ đến nhau. Vẫn luôn mong ngóng ngày trở về để được đoàn tụ. Đồng thời bài ca dao nói lên khát vọng hòa bình không có chiến tranh để nhân dân hòa bình và đoàn tụ.