Bình giảng bài ca dao Tát nước đầu đình


Đề bài: Anh chị hãy bình giảng bài ca dao Tát nước đầu đình

Kho tàng văn học nước ta rất phong phú và đa dạng với những câu ca dao, tục ngữ luôn in sâu vào tâm hồn con người việt. Như những câu ca dao về mẹ, về thầy cô, về anh em bạn bè, về tình yêu đôi lứa…Từ đó làm cho chúng ta thấy được hình ảnh cũng như tình cảm mộc mạc giản dị của con người xưa. Và bài ca dao “Tát nước đầu đình” cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu rất hay về tình yêu đôi lứa.

Đây là một bài tỏ tình, bài giao duyên bắt đầu bằng những câu thơ giản, dị mộc mạc mà quen thuộc.

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Có được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà?

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ con chưa có, mẹ già chưa khâu,

Áo anh sứt chỉ đã lâu.

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”.

Chàng trai này có một cách tán gái rất độc đáo, chàng viện cớ bỏ quên áo trên cành hoa sen để được bắt chuyện cùng nàng. Mà trong khi đó như chúng ta đã biết đã là sen thì làm gì có cành vậy mà chàng trai trong câu ca dao lại nói quên áo ở cành hoa sen. Có lẽ cô gái mà anh chàng nhắc đến là người anh thương nhớ rất lâu rồi nhưng do ngại nên anh chưa dám bắt chuyện để hôm nay anh đã viện cớ để cùng nói chuyện với cô. Chúng ta đã từng thấy trong kho tàng văn học có rất nhiều bài giao duyên nhắc về chiếc áo:

Xem thêm:  Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về bài ca dao sau: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông, Núi cao bể rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

“Anh về để áo tì lại đây,

Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng”.

Từ đây chiếc áo đã trở thành vật nối duyên. Câu nó thật hay và mộc mạc đúng chất dân dã của thôn quê xưa.

“Có được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà?”

Chàng trai vừa viện cớ vừa đùa khiến cô gái cười e thẹn. Có lẽ khi con gái đến tuổi dậy thì là độ tuổi xinh xắn và đẹp nhất nên nụ cười e thẹn của cô cũng khiến chàng trai khá là tâm đắc và yêu thầm. Để từ đó đơn phương mà bây giờ mí có dịp bầy tỏ. Rồi chàng trai lại kể về gia cảnh của bản thân:

“Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ con chưa có, mẹ già chưa khâu”

Theo ý chàng trai nói anh chưa có vợ con mà mẹ thì già mắt đã kém nên áo anh bị sứt chỉ đã lâu mà chưa được ai vá giúp. Hôm nay gặp cô gái nên anh muốn cô giúp anh khâu chiếc áo. Chàng trai này thật ngụ ý “sứt chỉ” không chỉ nó về chiếc áo mà nó cả về đường tình duyên của mình. Đã lâu chưa có người yêu và bây giờ muốn lấy cô về làm vợ. Đồng thời mẹ chàng trai đã già anh muốn có người chăm sóc để anh có thể yên tâm lập nghiệp. Anh đến với cô hoàn toàn bằng tình yêu chân thành nên anh muốn hai người được nên duyên vợ chồng nên hỏi ý cô ra sao. Rồi chàng lại nói tiếp:

Xem thêm:  Trình bày những nét cơ bản về thể loại cổ tích và điểm khác biệt cơ bản giữa cổ tích với truyền thuyết

“Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh sẽ trả công

Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho,

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo, một vò rượu tăm,

Giúp cho đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo,

Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau…”

Như vậy qua đoạn ca dao này ta càng thấy rõ tình cảm của chàng trai. Chàng trai như hứa hẹn với cô gái về một đám cưới đầy đủ lễ nghi theo phong cách truyền thống của dân tộc, một cuộc sống tuy không mấy giàu sang nhưng cũng đủ cơm áo để ăn để mặc.

“Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau…”

Chàng đến với cô bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt và thủy chung. Chàng trai mong cô gái sẽ về làm vợ mình và con dâu ngoan hiền của mẹ. Để cho cô gái hiểu hết về hoàn cảnh của gia đình mình. Tiếp đó chàng trai lại nhắc đến trầu cau. Thường trầu câu dùng để mở đầu chuyện và tượng trưng cho tình cảm nên duyên vợ chồng. Ca dao xưa có rất nhiều câu nói về trầu cau:

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng

Cau khô ăn với trầu vàng xứng không?

Tình yêu ngày xưa thật mộc mạc và giản dị họ đến với nhau bằng những câu hát giao duyên, những gần gặp gỡ ở đầu đình. Họ không nói anh yêu em mà thay vào đó là những hình ảnh mộc mạc chứng tỏ tình yêu chân thành của mình đối với người con gái mà họ yêu thương.

Xem thêm:  Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học Đọc Tiểu Thanh kí, các đoạn trích Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. (Yêu cầu viết bài văn)

Qua bài ca dao Tát nước đầu đình đã cho ta thấy được hình ảnh mộc mạc của tình yêu đôi nước và nhắc đến truyền thống cưới hỏi của nhân dân ta. Những hình ảnh đấy mãi in sâu vào tâm trí con người việt nam dù đất nước có phát triển thì trong những đám cưới hỏi vẫn lấy trầu cau làm vật biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng bền chặt mặn mà và thủy chung.

Bài viết liên quan