Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương- văn lớp 10


Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Bài làm

Bài Tựa của Hoàng Đức Lương có thể chia thành hai đoạn như sau:

Phần 1: Từ đầu cho tới …không rách nát tan tành: Nội dung đoạn này là nguyên cớ vì sao mà thơ ca không được thời xa lưu truyền rộng rãi.

Phần 2: Là những gì còn lại. Nội dung của đoạn này là tác giả Hoàng Đức Lương muốn nêu lên lý do vì sao mình biên soạn thành sách, sơ lược lại nội dung chính và kế cấu của sách

Bài Tựa chính là bài viết đầu cuốn sách nó có vai trò là giới thiệu về nội dung của cuốn sách.

Những từ ngữ trong bài viết Tựa có mục đích là nhằm thuyết minh, giải thích kết hợp với nghị luận, tâm sự mang sắc thái trữ tình khiến cho người đọc để hiểu và có những cảm nhận riêng của mình về cuốn sách

Trong phần một của cuốn sách chính là nguyên nhân vì sao mà thơ không được lưu truyền lại đầy đủ những năm trước thế kỷ XV. Tác giả đã phân tích và cho rằng nguyên nhân mà văn thơ không được lưu truyền trong những thời kỳ này là do sáu lý do bao gồm chủ quan và khách quan

Trong đó có hai lý do khách quan và bốn lý do chủ quan mang lại. Trong đó khách quan, là chỉ có người làm thơ mới thấy cái hay cái đẹp của thơ ca. Cũng như khi con người ăn một miếng ngon hay mặc một tấm vải đẹp, mềm mại thì chỉ có người ăn, người dùng mới được thưởng thức được còn người ngoài không thể nào rõ hết.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn

Nhiều người có học nhưng cũng không để ý tới thơ ca, không quan tâm nhiều lắm tới văn hóa nghệ thuật. Trong triều đình thời Trần, Lý có rất nhiều bài thơ hay, những nhà nho có kiến thức nhưng do triều đình không có ai biên soạn, lưu truyền lại những bài thơ nên bị thất truyền không được lưu hành rộng rãi.

Nhiều người quan tâm tới thơ văn nhưng lại không có đủ trình độ và tính kiên trì. Rất nhiều người trong thời kỳ này sưu tập thơ ca nhưng sau đó không tiếp tục làm việc này nữa vì một lý do nào đó khiến cho thơ ca bị thất truyền.

Sách muốn in ấn bị quản lý vô cùng nghiêm ngặt, khiến cho những người yêu thơ ca muốn lưu truyền gìn giữ cũng khó lòng mà in ấn, khiến cho thơ ca trong thời kỳ này không được phổ biến rộng rãi.

Bên cạnh bốn lý do chủ quan có hai lý do khách quan là do chiến tranh liên miên làm cho sách thơ bị hủy hoại và thời gian lâu cũng làm cho sách thơ bị tiêu hủy, hư hao…

Trong phần hai. Tác giả trình bày lý do mình biên soạn sách. Tác giả thể hiện sự đau xót trước thực trạng đáng buồn của đất nước. Từ những băn khoăn tâm huyết của mình Hoàng Đức Lương quyết định biên soạn lại. Ông đã thuật lại nội dung và kết cấu của cuốn sách.

Xem thêm:  Theo anh (chị) sự xuất hiện của nhân vật “khách” trong Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) có ý nghĩa gì? Phân tích nhân vật này để chứng minh

Bài Tựa của tác giả Hoàng Đức Lương là một tác phẩm sáng sủa, lập luận sâu sắc thể hiện sự tâm huyết của tác giả với thơ ca cổ đại của dân tộc ta.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan